Gần 400 “mắt thần” đang giúp Huế trở thành Đô thị thông minh như thế nào?

Chỉ với 14 người trong một phiên trực, Trung tâm Giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Hue IOC) giải quyết mọi vấn đề “nóng” được người dân gửi đến, từ vấn đề xã hội, an ninh, giao thông đến môi trường, đô thị…

Bên trong Trung tâm Giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế
Bên trong Trung tâm Giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế

Giám sát mọi lĩnh vực trong một trung tâm nhỏ

Tầng trên cùng tòa nhà nhỏ của Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi đặt trụ sở của Hue IOC. Hàng chục màn hình camera lớn nhỏ với khoảng giữa được dành cho việc quan sát dòng giao thông tấp nập trên các đường phố chính tại TP Huế. Các cán bộ làm việc miệt mài, tiếp nhận thông tin từ người dân phản ánh gửi về theo các đường email, ứng dụng App trên điện thoại, Zalo và cả những cuộc điện thoại.

Từ sự việc một người đàn ông đứng 2 chân trên yên xe máy lái xe được người dân đi đường phía sau quay video và gửi trên điện thoại di động về ứng dụng Hue-S ở mục Phản ánh hiện trường, nhân viên Hue IOC đã chuyển tiếp thông tin này cho Công an TP Huế. Vài ngày sau, Đội Cảnh sát giao thông – Trật tự Công an TP Huế cùng Công an phường Phú Thuận đã mời người này lên và xử phạt.

Gần 400 “mắt thần” đang giúp Huế trở thành Đô thị thông minh như thế nào? - 2

Từ hình ảnh, video người dân quay được, người đàn ông đứng trên yên lái xe máy đã được công an mời làm việc, xử lý

Một camera đặt ở quốc lộ 49 đoạn qua xã Hương Thọ (thị xã Hương Trà) cần mẫn ghi lại mọi hoạt động đô thị. Một xe tải nhỏ bỗng nhiên dừng lại ở bên đường cạnh một nhà có chứa nhiều củi gỗ. Chỉ vài phút, gã tài xế đã chất nhiều củi vừa ăn trộm được lên xe và tẩu thoát. Qua theo dõi camera, Hue IOC đã gửi thông tin cho cơ quan chức năng và bắt được tên trộm một cách nhanh chóng.

Hay từ bến thuyền mới làm ở đường đi bộ cạnh cầu gỗ lim ở sông Hương, một thuyền rồng bỗng cập bến và đốt, rải vàng mã ngay trên bến thuyền. Người dân quay được cảnh này và gửi về Hue IOC, chỉ 2 ngày sau, người này được triệu tập và nhận mức phạt thích đáng.

Cả những người đi dán quảng cáo tờ rơi ở các trụ điện và rải tờ rơi quảng cáo, qua hệ thống camera giám sát đã nhận diện được biển số xe, khuôn mặt, và không lâu sau đã bị phạt cả chục triệu đồng về hành vi dán tờ rơi quảng cáo trái phép…

Gần 400 “mắt thần” đang giúp Huế trở thành Đô thị thông minh như thế nào? - 3

Chủ thuyền rồng cúng bái, xả vàng mã trên sông Hương bị phạt

Gần 400 “mắt thần” đang giúp Huế trở thành Đô thị thông minh như thế nào? - 4

2 người đi rải tờ rơi quảng cáo bị phạt hơn 15 triệu từ phản ánh người dân đến Hue IOC

Ngoài ra, các thông tin cảnh báo hữu ích về mưa giông, mưa lớn, nắng hạn, bão lụt, sóng lớn trên biển, giao thông ùn tắc ở đường nào trong giờ cao điểm, nguy cơ xảy ra tai nạn ở các cung đường, cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo được gửi về ứng dụng Hue-S mà người dân đang cài đặt, giúp mọi người biết được để phòng tránh những nguy hiểm đến với mình.

Gần 400 “mắt thần” đang giúp Huế trở thành Đô thị thông minh như thế nào? - 5

Các thông tin cảnh báo được gửi về thường xuyên cho người dùng

Chỉ mới triển khai chưa đầy 1 năm nhưng dịch vụ Đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế dưới sự hỗ trợ giải pháp của Tập đoàn Viettel đã giành được giải thưởng Viễn thông châu Á 2019 vào tháng 5 vừa qua, với hạng mục Giải pháp thành phố thông minh sáng tạo nhất Châu Á. Hue IOC cũng chính là “trái tim” của đô thị thông minh mà Huế đang triển khai, dù mới mẻ nhưng đầy sự sáng tạo và hiệu suất công việc cực kỳ tốt, và quan trọng nhất vẫn là sự thích thú từ người dân.

“Mắt thần” cung cấp thông tin

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông, cho biết, hiện có hơn 60 camera của trung tâm đã được lắp đặt, cùng với việc đấu nối hơn 200 camera của các cơ quan chức năng và các địa phương để giám sát ở nhiều khu vực trọng điểm. Trung tâm cũng đang tiến hành lắp đặt thêm 120 camera để mở rộng việc giám sát. Năm 2019 này, tại TP Huế sẽ có khoảng 400 camera, góp phần vào việc giám sát, xử lý các vụ việc về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, giao thông… Trong quy hoạch thời gian tới, TP Huế sẽ có khoảng 1.000 – 1.200 camera để giám sát, điều hành, được ví như những “mắt thần” giúp cho Hue IOC có các nguồn dữ liệu đầu vào tốt nhất.

Gần 400 “mắt thần” đang giúp Huế trở thành Đô thị thông minh như thế nào? - 6

Nhiều camera đã được đặt tại TP Huế như cầu Trường Tiền nơi có mật độ giao thông đông đúc

Gần 400 “mắt thần” đang giúp Huế trở thành Đô thị thông minh như thế nào? - 7

Và các ngã tư đường lớn 

Chỉ với 14 người trong một phiên trực, Hue IOC đã xử lý rất nhiều vấn đề từ xã hội, an ninh trật tự, giao thông, pháp luật, môi trường, phòng chống cháy nổ, giải quyết các yêu cầu và phản ánh của người dân hay giám sát các dịch vụ hành chính công, và kết hợp với thông tin phản ảnh của báo chí.

Trung tâm Giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế còn giúp tổng hợp, cảnh báo tình hình thực hiện công việc của các cán bộ viên chức chính quyền thông qua giám sát hoạt động thẻ từ. Toàn bộ khối lượng công việc này trước đây là của hàng trăm cán bộ, nay bằng các giải pháp thông minh, đã được giao cho chỉ 37 cán bộ của Sở Thông tin & truyền thông.

Gần 400 “mắt thần” đang giúp Huế trở thành Đô thị thông minh như thế nào? - 8 

Đội ngũ làm việc với ít người nhưng thực sự rất hiệu quả tại Hue IOC

Ông Bùi Hoàng Minh, Phó Giám đốc Hue IOC cho biết, các camera an ninh được lắp đặt trên địa bàn thành phố được áp dụng công nghệ tự động nhận diện để cảnh báo một loạt các hành vi vi phạm phổ biến như xả rác sai quy định, vi phạm an toàn giao thông,... Các camera này cũng tự động nhận diện được biển số xe, mật độ giao thông, độ rộng tuyến đường cùng nhiều chỉ số khác để hệ thống có thể đưa ra các khuyến nghị phục vụ công tác quy hoạch giao thông của thành phố Huế. Đặc biệt công nghệ nhận diện khuôn mặt hiện đang được thử nghiệm để thời gian tới đưa vào sử dụng nhằm xử lý các đối tượng tội phạm hoạt động cũng như các vụ án phức tạp.

Gần 400 “mắt thần” đang giúp Huế trở thành Đô thị thông minh như thế nào? - 9 

Công nghệ nhận diện khuôn mặt sắp được xem xét đưa vào sử dụng

Hiệu quả cho thấy là sự giảm tải trong công tác tuần tra giám sát của một loạt các lực lượng chức năng.

Để giúp tương tác với người dân được thông dụng, Hue IOC với sự giúp đỡ của Tập đoàn Viettel đã xây dựng App ứng dụng Hue-S với chức năng “gây nghiện” nhất là Phản ánh hiện trường. Đa số các vụ việc được cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế nhanh chóng xử lý như trên đều được người dân dùng smart phone chụp hình, quay phim và gửi nội dung về Hue-S sau khi đăng ký tài khoản miễn phí trên Hue-S. Chính sự chủ động này đã giúp Hue IOC tiếp nhận được một lượng thông tin cực kỳ lớn qua các “mắt thần” thứ 2 – đó chính là hàng vạn công dân trong tỉnh Thừa Thiên Huế.

Gần 400 “mắt thần” đang giúp Huế trở thành Đô thị thông minh như thế nào? - 10

Ứng dụng Hue-S cài đặt trên smart phone rất hữu ích, hiện đã có 11.000 lượt cài đặt 

Đến nay, toàn bộ người dân có thể sử dụng ứng dụng này một cách rất đơn giản và dễ dàng. Vì việc tiếp cận dễ như vậy, ứng dụng này đã dần đi vào cuộc sống của người dân. Đến cuối tháng 9/2019, theo số liệu mới nhất từ Sở TT&TT Huế, đã có hơn 11.000 lượt cài đặt ứng dụng Hue-S từ người dân.

Gần 400 “mắt thần” đang giúp Huế trở thành Đô thị thông minh như thế nào? - 11

Người dân có thể đánh giá mức độ kết quả xử lý sau mỗi vấn đề phản ánh trên Hue-S

Nhiều khó khăn trong bước đầu áp dụng

Giám đốc Hue IOC - ông Nguyễn Xuân Sơn trải lòng, việc áp dụng đô thị thông minh gặp không ít khó khăn ở giai đoạn đầu này vì công nghệ thông tin là điều kiện tiên quyết của quá trình, quan trọng là phải làm sao để người dân tham gia vào hoạt động ngày càng nhiều, vì hiện nay trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của người dân đang là vấn đề không nhỏ, đặc biệt là các huyện, xã.

"Do mô hình mới, số lượng phản ánh tăng nhanh theo thời gian, qua đó khẳng định sự tin tưởng của người dân trong phản ánh. Nhưng qua đó cũng đã tạo ra áp lực rất lớn cho bộ phận tiếp nhận của Trung tâm IOC.

Nhận thức của người dân cũng cần có thời gian để thay đổi. Hiện nay tình trạng tái phạm vẫn còn diễn ra. Ở một số nơi, số lượng phản ánh còn nhiều so với lực lượng cơ sở, vì vậy không tránh khỏi tình trạng quá tải dẫn đến một số thời điểm không kịp thời xử lý" - ông Sơn nhìn nhận.

Theo Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh, hiện phải thay đổi ngay cách thức làm việc trên nền tảng công nghệ. Đây là vấn đề thách thức hiện nay của một số công chức, viên chức khi tham gia vào mạng lưới xử lý.

Gần 400 “mắt thần” đang giúp Huế trở thành Đô thị thông minh như thế nào? - 12

Có 10 dịch vụ đã được vận hành chính thức ở Trung tâm Giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế 

Được biết Hue IOC còn tiếp nhận thông tin từ người dân qua website, cổng thông tin tương tác, ứng dụng Zalo, email, số đường dây nóng. Các phản ánh của công dân đều được tiếp nhận, xử lý và xác minh theo quy trình chặt chẽ với thời hạn trả lời và kết quả xử lý phản ánh cụ thể từ cơ quan chức năng. Qua một thời gian ngắn triển khai, tình hình an ninh trật tự trong thành phố và các huyện vùng ven cũng được cải thiện rõ nét, giảm áp lực cho các cơ quan chức năng.

Đến nay, Hue IOC đã đưa vào vận hành chính thức 10 dịch vụ gồm: Phản ánh hiện trường; Thông tin cảnh báo; nhóm giải pháp camera giám sát đô thị; giám sát thông tin báo chí địa phương; thẻ điện tử công chức, viên chức; giám sát dịch vụ hành chính công; giám sát quảng cáo điện tử; giám sát môi trường; giám sát an toàn thông tin và giám sát tàu cá.

Theo dantri

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ