Các em thiếu kỹ năng đọc, viết, tính toán và hiểu đủ để thực hiện các nhiệm vụ cần thiết trong đời sống và công việc hàng ngày.
Cụ thể, học sinh tốt nghiệp trung học tại Philippines không tự động được cho là biết chữ, mà cần đánh giá dựa trên khả năng hiểu và áp dụng kiến thức trong thực tế. Kết quả cho thấy, khi áp dụng định nghĩa mới, chỉ khoảng 60,17 triệu người Philippines (từ 10 – 64 tuổi) được xem là biết chữ chức năng. Điều này đồng nghĩa với việc có tới 18,9 triệu người, phần lớn là học sinh đã tốt nghiệp, rơi vào nhóm mù chữ chức năng.
Thượng nghị sĩ Sherwin Gatchalian, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục và đồng Chủ tịch Ủy ban Quốc hội thứ hai (EDCOM 2), nhấn mạnh: “Đây là một vấn đề nghiêm trọng. Chúng ta đang nói về hàng triệu học sinh tốt nghiệp hệ thống giáo dục mà vẫn không đủ khả năng đọc, viết và hiểu ở mức cơ bản”.
Bà Loren Legarda cho rằng tình trạng này là một “bản cáo trạng đau đớn” đối với hệ thống giáo dục quốc gia. Bà kêu gọi chính phủ tập trung cải thiện việc học cơ bản ngay từ cấp tiểu học, nhằm ngăn chặn tình trạng mù chữ chức năng lan rộng.
Bộ Giáo dục Philippines (DepEd) cam kết thực hiện cải cách toàn diện về khả năng đọc viết trong hệ thống trường học. Tình trạng này không chỉ làm dấy lên câu hỏi về hiệu quả của hệ thống giáo dục, mà còn cho thấy nhu cầu cấp thiết phải đánh giá lại tiêu chuẩn tốt nghiệp và chất lượng giảng dạy để đảm bảo học sinh không chỉ “đi học” mà thực sự “được học”.