Gameshow Việt đăng tràn lan trên mạng xã hội: Nhà đài nhấp nhổm kêu oan...

Gameshow Việt đăng tràn lan trên mạng xã hội: Nhà đài nhấp nhổm kêu oan...

Không bị kiểm soát gắt về nội dung

Ngay sau khi lên sóng vào giờvàng trên các kênh truyền hình, hàng loạt gameshow giải trí tới các talkshownhư "Chọn ngay đi", "Bạn muốn hẹn hò", "Vợ chồng son","Giải mã kỳ tài"… đều được đăng tải bản đầy đủ trên kênh YouTube, Facebook,Fanpage... theo từng tập và thu hút trăm nghìn đến hàng triệu, chục triệu lượtxem.

Trong đó, những gameshow đìnhđám như "Người ấy là ai", "Ơn giời, cậu đây rồi"... còn có nhiều tập luôn lọt topthịnh hành trên YouTube.

Thực tế, thời lượng trên lớnhơn nhiều so với bản đã phát sóng trên truyền hình chính vì vậy, các chươngtrình càng được phát lại trên các trang mạng xã hội bởi họ sẽ không phải cắtxén chương trình hay bị kiểm duyệt gắt gao về hình ảnh phát sóng.

Hơn nữa, truyền hình luônchiếu vào một khung giờ nhất định nên nhiều người có thể bị bỏ lỡ khi có việcbận. Phát lại trên mạng là một cách vừa để người xem có thể xem lại và không bỏlỡ chương trình phát sóng khác trên truyền hình. Thậm chí, người xem cũng khôngphải chờ đợi quảng cáo quá lâu.

Từ đó, con số lượt xem lạicác chương trình trên mạng cũng được xếp vào một trong những yếu tố thể hiện độ"hot", sự thành công của gameshow.

Đây chính là cách làm của hầuhết các đơn vị sản xuất chương trình truyền hình giải trí hiện nay vừa pháttruyền hình vừa đăng trên mạng để tăng lượng người xem. Khán giả có thể dễ dàngxem full (đầy đủ) nếu muốn.

Tất nhiên, so với bản đượcphát sóng trên truyền hình thì những bản được đăng trên mạng thường dài hơn vìđầy đủ nội dung. Trong đó, khán giả có thể được xem cả những nội dung đã bị cắtbỏ qua kiểm duyệt của nhà đài vì không phù hợp.

Đây chính là lỗ hổng lớntrong khâu kiểm duyệt nội dung khiến nhà đài nhiều trường hợp bị oan khi chươngtrình phát sóng đã cắt bớt nội dung không phù hợp nhưng trên các trang mạng xãhội lại để bản đầy đủ trên mạng khiến khán giả không khỏi "ngán ngẩm" và chorằng nhà đài phát sóng chương trình chất lượng kém. 

Lỗ hổng trong khâu quản lý

Tất cả đơn vị sản xuất chươngtrình truyền hình khi được đặt vấn đề đều thừa nhận bản phát sóng hoàn toànkhác với bản mà nhà sản xuất sẽ đưa lên website hay kênh YouTube để kinh doanh. 

Với những nền tảng mạng xã hội hay kênh YouTube cá nhân, người kiểm duyệt nộidung chính là nhà sản xuất nên họ có quyền đưa những nội dung mình muốn để phụcvụ nhu cầu của khán giả.

Nhiều nhà đài kêu oan vìnhiều nội dung vốn nhạy cảm, quá đà đã bị khâu kiểm duyệt cắt bỏ hoặc biên tậpkhi phát sóng nhưng lại được các nhà sản xuất đăng tải trọn vẹn trên mạng, dẫnđến bị công luận chỉ trích khi nội dung ấy có vấn đề. 

Đặc biệt là nhiều game show về tình yêu, giới tính hiện nay được nhiều đơn vị sản xuất thực hiện nhưng chỉ đăng tải trên YouTube thay vì kết hợp với nhà đài để phát sóng truyền hình. Và thực tế, nhiều nội dung, hình ảnh bị dư luận phản ứng, cho là “sạn bẩn” .

Đây là lỗ hổng trong khâuquản lý nội dung. Các nhà đài đều biết nhưng không làm gì được vì các nhà đàicũng cần các nhà sản xuất để có chương trình phát sóng thu quảng cáo. 

Không chỉ loại hình game show hay talk show, nhiều sản phẩm phim ảnh, phim ca nhạc khác trên mạng cũng từng vướng ồn ào và nhận chỉ trích từ luận. Ngay cả với những sản phẩm được sản xuất từ những công ty giải trí uy tín, chuyên nghiệp hoặc những nghệ sĩ có tiếng, được nhiều khán giả yêu thích.

Thực tế cho thấy, khi các nềntảng mạng phát triển vượt cả truyền hình, nhiều đơn vị sản xuất chương trình,game show thậm chí không cần đến nhà đài phát sóng chương trình của họ. 

Khánhiều game show đã ra mắt trên nền tảng công nghệ số. Nhiều chương trình phảncảm, lố lăng liên tiếp ra mắt trong sự phản đối kịch liệt của người xem. Nhữnggame show này chỉ đăng trên mạng thay vì phát sóng truyền hình để tránh bị cắtvà biên tập. Thế nhưng, lượt xem của những chương trình này có con số không hề nhỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vì sao Indonesia bỏ Cup CLB Đông Nam Á?

Vì sao Indonesia bỏ Cup CLB Đông Nam Á?

GD&TĐ - Indonesia sẽ không cử đại diện tham dự Cup CLB Đông Nam Á 2025–2026 vì mâu thuẫn trong cách chọn đội với Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF).