Theo đó, cậu bé Abrahim Hassan mang trong mình 3 mẫu DNA từ bố mẹ của cậu là Jordan Ibtisam Shaban và Mahmoud Hassan cùng một đoạn mã gen từ một người khác.
Thực tế, Abrahim đã chào đời từ tháng 4 nhưng phải mãi cho đến gần đây tờ New Scientist mới chính thức thông báo thông tin được coi là một cách mạng cho y khoa thế giới này.
Em bé đầu tiên chào đời từ 1 cha 2 mẹ
Theo RT, mẹ của cậu bé mắc hội chứng Shaban, một hội chứng rối loạn có thể truyền từ mẹ sang con, khiến đứa trẻ có thể tử vong vài tháng hoặc vài năm sau khi chào đời. Đó là một phần lý do trước Abrahim, bố mẹ của cậu đã mất đi hai người con do chứng bệnh di truyền này.
Tuy nhiên, họ vẫn không chịu khuất phục trước số phận và quyết định tìm đến John Zhang, một bác sĩ làm việc tại Trung tâm sinh sản New Hope ở New York với hi vọng có thể thay thế đoạn gen bị ảnh hưởng bởi một đoạn mã DNA “sạch” từ một người thứ ba.
Phương pháp này được gọi là chuyển nhân non. Theo đó, trứng của người mẹ sẽ được loại bỏ nhân và thay thế bằng nhân của người hiến tặng trước khi được mang đi thu tinh với tinh trùng của người bố.
Có 5 trứng thử nghiệm nhờ kỹ thuật này và chỉ một trong số đó đã sống sót và phát triển thành cậu bé Abrahim với 0,1 % DNA từ người hiến tặng.
Thực tế phương pháp này chưa được chấp nhận tại Mỹ, vì vậy cặp vợ chồng phải lặn lội sang tận Mexico, nơi không có quy định về vấn đề này để thử nghiệm phương pháp này.Bình luận