Dùng điện thoại 4-5 tiếng trong thời điểm này, cô gái trẻ bị tổn thương võng mạc

Khi ánh sáng mặt trời chiếu lên bề mặt điện thoại, sẽ khúc xạ vào mắt. Hơn nữa, điện thoại phát ra ánh sáng màu xanh, gây nguy hại cho mắt gấp 4 lần.

Dùng điện thoại 4-5 tiếng trong thời điểm này, cô gái trẻ bị tổn thương võng mạc

Huyền (27 tuổi) sống tại Đài Loan, hiện đang làm nhân viên tư vấn bảo hiểm. Mỗi ngày, Huyền tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng. Do vậy cô cũng thường phải sử dụng điện thoại từ 4 - 5 tiếng dưới trời nắng gắt. Thói quen này đã kéo dài khoảng 3 năm.

2 năm trước, mắt của Huyền có dấu hiệu lạ. Mỗi khi nhìn vào hình ảnh thường thấy không hiển thị rõ ràng và mắt bị lóa. Vào tháng 2 năm nay, Huyền đến bệnh viện khám khi mắt phải có dấu hiệu suy giảm thị lực.

Mỗi ngày mất 4-5 tiếng dùng điện thoại trong thời điểm này, cô gái 27 tuổi bị tổn thương võng mạc - Ảnh 1.

Sau khi khám cho Huyền, bác sĩ Hồng Khải Đình, khoa mắt, công tác tại bệnh viện Fooyin University Hospital, chẩn đoán: Bệnh nhân mắc tật cận thị, sau khi bệnh nhân tiến hành điều trị tật khúc xa, mắt phải của bệnh nhân vẫn không thể nhìn rõ.

Bác sĩ Hồng Khải Đình đã tiến hành chụp cắt lớp kết hợp quang học (OCT) và phát hiện: Huyền bị tổn thương võng mạc. Tế bào võng mạc ở mắt phải của cô bị sưng phù, đồng thời xuất hiện một lỗ to.

Ông giải thích thêm: Khi ánh sáng mặt trời chiếu lên bề mặt điện thoại, sẽ khúc xạ vào mắt. Hơn nữa, điện thoại phát ra ánh sáng màu xanh, gây nguy hại cho mắt gấp 4 lần. Đây là nguyên nhân khiến võng mạc của bệnh nhân bị tổn thương, thậm chí thiêu đốt võng mạc và xuất hiện một lỗ to. Nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời sẽ đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn.

Mỗi ngày mất 4-5 tiếng dùng điện thoại trong thời điểm này, cô gái 27 tuổi bị tổn thương võng mạc - Ảnh 2.

Bác sĩ Hồng Khải Đình cho biết: Võng mạc của bệnh nhân vẫn bị tổn thương, cho dù điện thoại của bệnh nhân đã dán một lớp film màn hình. Với công dụng mà nhiều người lầm tưởng là có tác dụng bảo vệ mắt trước tác hại của ánh sáng xanh, có bước sóng dao động từ 400nm - 450nm.

Điều này nghĩa là, lớp film màn hình bán trên thị trường không có công dụng bảo vệ mắt trước tác hại của ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại.

Trải qua 3 tháng điều trị. Mắt phải của Huyền đã hồi phục, lỗ to xuất hiện ở võng mạc đã biến mất. Bác sĩ Hồng Khải Đình nhắc nhở: Dưới ánh nắng gắt, mọi người nên mang kính chống nắng hoặc không sử dụng điện thoại quá 3 tiếng.

Nguyên tắc đơn giản ai cũng cần làm để bảo vệ mắt

Bảo vệ thị lực của bạn là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp duy trì chất lượng cuộc sống của mình.

Mỗi ngày mất 4-5 tiếng dùng điện thoại trong thời điểm này, cô gái 27 tuổi bị tổn thương võng mạc - Ảnh 3.

Để bảo vệ thị lực và giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh, hãy xem xét các nguyên tắc đơn giản sau:

- Tìm hiểu xem bạn có nguy cơ mắc các bệnh về mắt cao hơn không: Bạn cần biết về lịch sử sức khỏe của gia đình, xem gia đình bạn có bị bệnh tiểu đường hoặc có tiền sử huyết áp cao không. Bất kỳ đặc điểm nào trong số này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

- Đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra bệnh tiểu đường và huyết áp cao: Nếu không được điều trị, những bệnh này có thể gây ra các vấn đề về mắt. Đặc biệt, bệnh tiểu đường và huyết áp cao có thể dẫn đến mất thị lực do bệnh võng mạc tiểu đường, thoái hóa điểm vàng và đột quỵ mắt.

- Tìm kiếm các dấu hiệu cảnh báo về những thay đổi trong tầm nhìn của bạn: Nếu bạn bắt đầu nhận thấy những thay đổi trong tầm nhìn của bạn, hãy đi khám bác sĩ mắt ngay lập tức.

Một số dấu hiệu rắc rối cần nhận ra sớm là: Nhìn thành hai, tầm nhìn mờ và khó nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của các vấn đề về mắt nghiêm trọng có thể gây ra sự chú ý ngay lập tức bao gồm: Mắt đỏ, đau mắt và sưng.

- Tập thể dục thường xuyên hơn: Theo Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO), một số nghiên cứu cho thấy tập thể dục thường xuyên - chẳng hạn như đi bộ - có thể làm giảm tới 70% nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.

- Bảo vệ mắt bạn khỏi tia UV có hại: Khi ở ngoài trời vào ban ngày, luôn đeo kính râm che để tránh các tia cực tím có hại của mặt trời. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, pinguecula và các vấn đề về mắt khác.

Mỗi ngày mất 4-5 tiếng dùng điện thoại trong thời điểm này, cô gái 27 tuổi bị tổn thương võng mạc - Ảnh 4.

- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Những chất chống oxy hóa này có được từ việc ăn một chế độ ăn uống có chứa nhiều trái cây và rau xanh nhiều màu hoặc xanh đậm.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn cá giàu axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, hãy cân nhắc việc bổ sung chế độ ăn uống của bạn bằng vitamin mắt để đảm bảo bạn nhận được đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh.

Sử dụng kính bảo hộ: Nếu bạn phải tiếp xúc với các chất độc hại trong không khí, hãy nhớ đeo kính an toàn hoặc kính bảo hộ mọi lúc. Ngoài ra khi chơi một số môn thể thao dễ dẫn đến chấn thương mắt, cũng nên sử dụng thiết bị bảo vệ mắt.

Tránh nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại quá lâu: Nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính, điện thoại quá lâu có thể gây ra nhiều tác hại cho mắt như mỏi mắt, tầm nhìn mờ, gây khó khăn khi cần nhìn tập trung vào một điểm nhất định và khô mắt.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).