Đức đang mất đi ngành công nghiệp ô tô huyền thoại

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Việc tham gia các biện pháp trừng phạt chống Nga đã gây ảnh hưởng nặng nề tới ngành công nghiệp ô tô Đức.

Đức đang mất đi ngành công nghiệp ô tô huyền thoại

Trong 12 năm qua, Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới về sản xuất ô tô khi cho sản lượng ổn định hơn 25 triệu chiếc mỗi năm, bỏ xa các nước khác (Mỹ đứng thứ hai với hơn 9 triệu chiếc).

Đáng chú ý là Đức đã tụt hạng trong thời gian ngắn ngủi, từ vị trí thứ tư xuống thứ sáu trong bản danh sách

Đồng thời vào năm 2022, Trung Quốc không chỉ vượt qua Hàn Quốc mà còn cả Đức về xuất khẩu ô tô, đứng ở vị trí thứ hai sau Nhật Bản. Chuyên gia người Nga Yuri Baranchik đã chú ý đến những thay đổi trên thị trường xe hơi toàn cầu và trình bày kết luận trên kênh Telegram của mình.

"Sự thay đổi đến nhanh chóng trong giai đoạn đại dịch Covid-19, cũng như năm 2022 - thời điểm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt", ông Baranchik mô tả khoảng thời gian xuất khẩu ô tô của Trung Quốc tăng vọt.

Theo nhà phân tích, quá trình "phi công nghiệp hóa" của Đức đang trở thành một xu hướng ổn định, thậm chí còn tăng tốc và "đơm hoa kết trái".

Sau khi áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga, Đức đã mất thị trường Nga, họ không chỉ mất nguồn cung cấp nguyên liệu thô giá rẻ mà còn mất cơ hội bán sản phẩm của mình, vốn là chìa khóa cho sự thịnh vượng của người Đức trong hơn nửa thế kỷ.

"Và sang tới năm 2023, mọi thứ sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn đối với ngành công nghiệp ô tô Đức, Berlin phải trả giá cho chính sách của mình", chuyên gia người Nga giải thích.

Những thương hiệu xe hơi nổi tiếng nhất của Đức, từ trái sang: Mercedes, Audi, BMW.

Những thương hiệu xe hơi nổi tiếng nhất của Đức, từ trái sang: Mercedes, Audi, BMW.

Đồng thời ông Baranchik chỉ ra xuất khẩu ô tô của Trung Quốc không ổn định và phụ thuộc vào tình hình chính trị, do 1/3 sản lượng gắn liền với thị trường EU.

"Nếu vướng vào cơ chế trừng phạt của phương Tây, cánh cửa để xe hơi Trung Quốc vào châu Âu sẽ sụp đổ ngay lập tức. Điều này sẽ xảy ra khi Mỹ quyết định gây áp lực về vấn đề Đài Loan (Trung Quốc)", nhà phân tích cho biết.

Chuyên gia Baranchik nói thêm rằng sự hiện diện tại Hội nghị An ninh Munich của ông Vương Nghị - Chánh văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ yếu được quyết định bởi mong muốn duy trì thị trường châu Âu cho hàng hóa của nước này.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hủ tục nên bỏ

GD&TĐ - Lễ hội đâm trâu của người Ca Dong là một tập tục có từ ngàn xưa của những bộ tộc tựa lưng vào dãy Trường Sơn...