Đưa văn hóa cồng chiêng vào trường học

Đưa văn hóa cồng chiêng vào trường học

(GD&TĐ) - Sau khi không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là di sản văn hóa nhân loại, nhiều nhà khoa học đã đề nghị đưa môn học văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vào giảng dạy trong nhà trường như một môn học chính khóa, trước hết là hệ thống trường học ở Tây Nguyên.

Từ năm 2009, Kon Tum đã thực hiện thí điểm chương trình giảng dạy bộ môn văn hóa cồng chiêng, phối hợp ngành văn hóa xuất bản các công trình về hát dân ca, về các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian của Tây Nguyên, của Kon Tum để giới thiệu đến học sinh.

Ngành GD-ĐT Kon Tum có chủ trương đưa cồng chiêng vào trường học thông qua việc hàng năm địa phương này tổ chức Liên hoan cồng chiêng dành cho bậc Tiểu học và THCS. Hoạt động cồng chiêng ở thành phố Kon Tum gắn liền với múa xoang. Nhiều đội xoang của thành phố đã được nhiều người biết đến với khả năng thể hiện điêu luyện những điệu xoang truyền thống của dân tộc mình.

Nhiều năm nay, tỉnh Đắc Lắc tổ chức nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng, đầu tư kinh phí mời các nghệ nhân là đồng bào dân tộc Êđê, M’nông, truyền dạy cách đánh cồng chiêng cho con em. Hiện nay, tỉnh có khoảng 700 đội cồng chiêng ở các buôn làng, trong đó có 200 đội cồng chiêng thanh thiếu niên.

Tại Gia Lai, bộ môn văn hóa cồng chiêng cũng đã được đưa vào giảng dạy tại trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Mang Giang với hình thức thử nghiệm. Tại trường này hiện có đến 5 đội cồng chiêng và 5 đội múa xoang thuộc 4 khối lớp đều đặn luyện tập dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân do nhà trường mời về lên lớp.

Đắc Nông có nhiều lớp tập huấn nâng cao năng lực truyền dạy cồng chiêng cho hơn 60 nghệ nhân đánh cồng chiêng là đồng bào các dân tộc Mnông, Ê đê, Mạ đến từ các buôn làng trong tỉnh. Việc học và diễn tấu cồng chiêng vào mỗi buổi chiều cuối tuần đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều giáo viên và học sinh ở Đắc Nông. Nhiều trường đã đầu tư kinh phí mời nghệ nhân đánh cồng chiêng về chỉ dạy cho các em học sinh. Mặc dù không nằm trong chương trình giảng dạy chính khóa, nhưng lớp học cồng chiêng luôn thu hút được nhiều học sinh tham gia.

Một lớp học cồng chiêng tại Tây Nguyên
Một lớp học cồng chiêng tại Tây Nguyên

Tuệ Văn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thường xuyên chấm bài và soạn giáo án điện tử, mắt của cô Nguyễn Thị Mai Hương mờ, yếu và tăng độ.

Cách bảo vệ mắt hiệu quả

GD&TĐ - Khi nhắc đến bệnh nghề nghiệp của giáo viên, nhiều người thường nghĩ đến: Khàn giọng, mất tiếng, viêm thanh quản, giãn tĩnh mạch chân do đứng nhiều.