Dự thảo các khoản thu, chi giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai

GD&TĐ - Hội đồng nhân tỉnh Lào Cai vừa đưa ra Dự thảo Ban hành Quy định chi tiết danh mục các khoảng thu, mức thu, cơ chế quản lý thu, chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh Lào Cai

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Theo đó, dự thảo quy định chi tiết các khoản thu, mức thu tối đa dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Một số mức thu đáng chú ý như: xe máy, xe máy điện có mức 70.000đ/tháng; Đưa đón học sinh 700.000đ/tháng; Tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm 250.000đ/năm/học sinh; Tiền ăn cho trẻ em, học sinh (gồm cả học sinh bán trú ăn, ở tại trường không thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định) 25.000đ/ngày/học sinh.

Dạy và học bằng tiếng Anh các môn Khoa học tự nhiên áp dụng cho giáo viên người nước ngoài giảng dạy 80.000đ/tiết/học sinh còn với giáo viên Việt Nam là 50.000đ/tiến/học sinh;

Dạy học tăng cường Tiếng Anh thông qua môn Toán và Khoa học áp dụng cho giáo viên Việt Nam dạy học tăng cường Tiếng Anh thông qua môn Toán và Khoa học 40.000đ/tiết/học sinh. Sát hạch và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ 350.000đ/kỳ thi/học sinh…

Dự thảo đưa ra cơ chế quản lý thu chi các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục với các cơ sở giáo dục từ mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục nghề nghiệp…

Cụ thể trên các hoạt động như: Dịch vụ tuyển sinh; Trông giữ xe; Đưa đón học sinh; Tổ chức cho học sinh đi trải ngiệm; Ăn ở bán trú; Dạy thêm, học thêm; Tổ chức thi thử, luyện kỹ năng làm bài thi; Sát hạch và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ…

Khoản thu dịch vụ ký túc xá; Khoản thu dịch vụ sử dụng điều hòa trong phòng học; Khoản thu dịch vụ trông giữ xe; Khoản thu dịch vụ tiền vệ sinh môi trường…

Về quy định nguyên tắc thực hiện cũng chi tiết:

Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được xác định theo các quy định của pháp luật về giá và quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Giá dịch vụ đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy theo quy định; tương xứng với chất lượng từng dịch vụ; phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và khả năng đóng góp thực tế của người dân; đảm bảo sự đồng thuận, tự nguyện giữa người sử dụng dịch vụ và đơn vị cung cấp dịch vụ.

Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo, nhưng tỷ lệ tăng mức dịch vụ không quá 5%/năm.

Các cơ sở giáo dục thỏa thuận với cha mẹ học sinh thông qua việc lấy ý kiến dự toán thu, chi, mức thu từng khoản chi từng khoản thu; không được tự ý đặt ra bất kỳ một khoản thu khác, nếu thu sai quy định phải trả lại cho cha mẹ học sinh hoặc học sinh.

Dự thảo nguyên tắc thực hiện: Mức thu không vượt quá mức thu tối đa và phù hợp với khả năng đóng góp của người học. Cân đối các khoản chi để thu phù hợp, đảm bảo các mức chi sát với thực tế và phù hợp với từng dịch vụ, chi cho công tác quản lý tính theo giờ quản lý chung cho các dịch vụ phát sinh, mức chi làm ngoài giờ của cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ phù hợp với các quy định hiện hành...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.