Dù hình thức khen thưởng nào cũng phải thực chất, đảm bảo mục tiêu giáo dục

GD&TĐ - Dự kiến, học sinh tiểu học hoàn thành xuất sắc nội dung học tập, rèn luyện và học sinh THCS, THPT đạt học lực giỏi mới được nhận giấy khen cuối năm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ GD&ĐT đang đăng mạng Dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỉ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Theo đó, quy định chi tiết về các hình thức khen thưởng, tuyên dương, tặng giấy khen cho học sinh.

Dự thảo thông tư đưa ra 4 hình thức khen thưởng học sinh gồm: tuyên dương trước lớp, tuyên dương trước toàn trường, tặng giấy khen và các hình thức tuyên dương, khen thưởng khác phù hợp với mục đích và nguyên tắc khen thưởng học sinh.

Về tặng giấy khen, Thông tư quy định: Cuối năm học, hiệu trưởng nhà trường căn cứ đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng học sinh để xem xét, tặng giấy khen cho học sinh. Việc tặng giấy khen đảm bảo một trong hai điều kiện.

Đó là những học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện (đối với cấp tiểu học), học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi (đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông). Hoặc đó là học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc năng lực, phẩm chất; học sinh có nhiều đóng góp cho tập thể lớp, nhà trường và công tác Đoàn, Đội được giáo viên chủ nhiệm giới thiệu và tập thể lớp công nhận.

Như vậy, học sinh đạt thành tích ở 1-2 mặt hay đạt học lực khá sẽ không được tặng giấy khen cuối năm học. Số học sinh được nhận giấy khen cuối năm trong lớp sẽ giảm đáng kể.

Ông Bùi Văn Linh- Vụ trưởng Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại về những điểm mới của Thông tư
Ông Bùi Văn Linh- Vụ trưởng Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại về những điểm mới của Thông tư

Theo ông Bùi Văn Linh- Vụ trưởng Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT), quy định này nhằm giải quyết những bất cập về việc nhận giấy khen tràn lan trong thời gian qua.

Ông Linh cho biết mục đích của việc khen thưởng là thúc đẩy học sinh phấn đấu vươn lên, noi theo những tấm gương tốt để tu dưỡng, rèn luyện bản thân. Điều này nhấn mạnh tính tự giáo dục, tự hoàn thiện của học sinh.

"Việc tặng giấy khen cho cả học sinh khá và giỏi dẫn đến học sinh không còn có động lực, người được khen cũng cảm thấy bình thường. Điều này không đáp ứng được mục đích, yêu cầu của công tác khen thưởng", ông Linh nói.

Việc không tặng giấy khen cuối năm không đồng nghĩa những em có thành tích xuất sắc đột xuất không được khen thưởng. Khi học sinh có thành tích đột xuất như giúp đỡ bạn khó khăn, nhặt được của rơi trả người đánh mất, cứu bạn đuối nước, hiệu trưởng nhà trường xem xét tuyên dương trước trường, tặng thư khen, phần thưởng hoặc các hình thức khác phù hợp.

Trước băn khoăn việc không khen thưởng học sinh khá có thể không phù hợp với khu vực khó khăn, nơi học sinh đến trường đầy đủ đã đáng được khen thưởng, ông Linh khẳng định, hiệu trưởng, thầy cô vẫn có thể khen thưởng bình thường bằng các hình thức khác với việc tặng giấy khen. Chẳng hạn, giáo viên tuyên dương các em trước lớp, hiệu trưởng có thể quyết định tuyên dương trước toàn trường hay tặng thư khen.

Ngoài ra, tùy điều kiện của trường, hiệu trưởng có thể sáng tạo, linh hoạt hình thức khen thưởng như tặng vở, sách, truyện cho học sinh. Tuy nhiên, dù là hình thức nào, nhà trường cũng phải thống nhất với giáo viên, ban đại diện phụ huynh và học sinh để tổ chức cho thực chất, đảm bảo mục tiêu giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.