Những sự biến đổi của khí hậu Trái đất tác động đến động vật buộc chúng phải thay đổi để thích nghi.
Từ vị trí đặc quyền của mình, các vệ tinh đặc biệt thích hợp để quan sát sự biến đổi môi trường sống và giúp các nhà khoa học dự báo ảnh hưởng về sự phân phối, sự phong phú và di cư của động vật.
Động thực vật đang chịu nhiều ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu
Trong một cuộc họp báo của Liên hiệp Địa lý Mỹ ở San Francisco, một nhóm các nhà nghiên cứu, do ông Eric Regehr ở Trung tâm nghiên cứu cá và động vật hoang dã Hoa Kỳ tại Anchorage, Alaska làm trưởng nhóm, đã thảo luận chi tiết cách dễ nhất để quan sát hệ sinh thái bằng các vệ tinh.
Các diễn giả đã thảo luận về thay đổi trong các lớp băng ở biển Bắc cực, và dự đoán số lượng gấu Bắc cực sẽ giảm 30% trong vòng 35 năm tới. Nhóm cũng nói về cách hình ảnh vệ tinh cho thấy sự suy giảm năng suất cây trồng do hạn hán ở Bắc Mỹ, đưa ra những dự đoán thức ăn của động vật ăn cỏ và động vật săn mồi trong tương lai.
Cuối cùng, là thảo luận về dữ liệu vệ tinh cho thấy được sự tăng trưởng thực vật và chỉ ra mật độ của những đàn tuần lộc hoang dã ở cực bắc của Nga đã không còn quá nhiều trong môi trường, như suy nghĩ trước đây.
Gấu Bắc Cực đang gặp nhiều khó khăn
Gấu Bắc cực phụ thuộc vào băng biển trong gần như tất cả các khía cạnh của cuộc sống, như săn mồi, di chuyển và sinh sản. Vệ tinh của NASA và các cơ quan khác đã theo dõi những thay đổi của băng kể từ năm 1979, và các dữ liệu cho thấy băng Bắc cực đang bị thu hẹp trung bình khoảng 53.100km 2 mỗi năm trong giai đoạn 1979-2015.
Hiện nay, tình trạng của các quần thể gấu Bắc cực có sự thay đổi, ở một số khu vực của Bắc cực gấu có thể giảm, nhưng ở một số nơi khác, số lượng gấu Bắc cực ổn định và phát triển tốt.
Một công bố ngày 07/12 trong tạp chí Biology Letters cho biết: Nhìn lại vài thập kỷ trước, sự suy giảm lượng băng ở Bắc cực sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến gấu Bắc cực bởi vì sự phụ thuộc của chúng với băng.
Vệ tinh có thể cung cấp nhiều dữ liệu để phân tích và dự báo tác động của biến đổi khí hậu
Trong thời gian sắp tới, chúng ta có thể nhận hậu quả từ sự biến mất của băng biển ảnh hưởng đến các nhóm quần thể gấu Bắc cực.
Ví dụ, ở một số nơi của Bắc cực, chẳng hạn như biển Chukchi, gấu Bắc cực rất khỏe mạnh, có nhiều mỡ dự trữ và tái tạo tốt - điều này có thể là do khu vực này hệ sinh thái thái còn rất tốt, vì vậy có thể mất một số băng trước khi nhìn thấy tác động tiêu cực đối với gấu.
Ở một số nơi khác của Bắc cực, như phía Tây vịnh Hudson, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tồn tại và sinh sản đã giảm do băng biển suy giảm.