Dracula trong truyền thuyết và đời thực

GD&TĐ - Nhờ truyền thuyết và phim ảnh, con người ngày càng quan tâm đến sự tồn tại của ma cà rồng và tự hỏi liệu sinh vật này có thật sự tồn tại? Họ là quái vật hay chỉ là sự hiểu lầm nào đó?

Dracula trong truyền thuyết và đời thực

Sự thật về Dracula

Cách đây khoảng 2 năm, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng cho thấy ma cà rồng không phải chỉ tồn tại trong tiểu thuyết mà là nhân vật thật ngoài đời. Trước đó, hầu hết các sử gia tin rằng Dracula bị giết chết trên một con đường giữa Bucharest và Giurgiu ở Romania, trong một cuộc tấn công để chiếm lại Wallachia được lãnh đạo bởi Basarab Laiota.

Theo đó, Laiota chặt đầu Dracula, chôn vùi cơ thể dưới đất cát mà không có bất kỳ lễ nghi nào, và gửi đầu Dracula tới Constantinople như là chiến lợi phẩm chiến thắng. Sau đó, câu chuyện đã trở thành nguồn cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết ma cà rồng nổi tiếng của Bram Stoker.

Thế nhưng, bia mộ thế kỷ 16 mới được khai quật tại Santa Maria la Nova, Naples, Italy gần đây được cho là “bằng chứng mới” cho thấy Bá tước ma cà rồng Dracula không chết trong một trận chiến vào khoảng 31/10 – 31/12/1976, như nó được giả định trước đây.

Theo các nhà sử học Đại học Tallinn, Estonia, họ phát hiện ra tài liệu bằng chứng cho thấy trong thực tế Dracula (hay còn gọi là Bá tước Dracula, Vlad III, Hoàng tử của Wallachia, Vlad Impaler) bị bắt làm tù binh, nộp tiền chuộc con gái của ông (con gái Maria-người được gửi đến Naples kết hôn với một người xứ Naples), sau đó định cư ở Italy và được chôn cất tại một nhà thờ ở Naples.

Họ tin rằng trong thời gian Dracula bị bắt làm tù nhân, sống những ngày cuối cùng ở Italy đã sinh tồn bằng cách ăn máu trinh nữ. Khi ông qua đời, họ khẳng định, ông được chôn cất tại nhà thờ tại đây, cũng là nơi an nghỉ của con gái và rể ông.

Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng ngôi mộ cho thấy rõ ràng những biểu tượng của House of Drăculeşti (Nhà Draculesti) chứ không phải biểu tượng của một nhà quý tộc Italy. Đó là những tác phẩm phù điêu điêu khắc với hình rồng tượng trưng cho Dracula và hai hình nhân sư đối lập đại diện cho thành phố Thebes, còn được gọi là Tepes.

Trong các biểu tượng, cái tên Dracula Tepes cũng được tìm thấy. Việc phát hiện ngôi mộ của Vlad III trong một nhà thờ ở Naples, Italy là điều tuyệt vời được ví như sự khởi đầu của một bộ phim.

Ma cà rồng ngoài đời thực

Câu chuyện đầu tiên về ma cà rồng ngoài đời thực xảy ra vào những năm 1940 tại đảo quốc sương mù - Anh. Người đàn ông 29 tuổi, tên Neville Heath đã làm chấn động giới truyền thông nước này bởi tội ác hút máu người của mình. Vốn là một sĩ quan quân đội, nhưng không hiểu vì lý do gì mà Neville Heath bỗng trở nên... bệnh hoạn. Y lừa một cô gái trẻ vào khách sạn, hãm hiếp dã man và sát hại nạn nhân bằng những dụng cụ kim loại cùn.

Trên thi thể nạn nhân, người ta phát hiện một số bộ phận cơ thể bị cắn đứt bằng răng. Sau khi gây án, Neville Heath bỏ trốn và chỉ hai tuần sau, hắn lại gây án tương tự. Neville sớm bị bắt và với tội danh của mình, hắn bị kết án tử hình cùng năm. Giới truyền thông khi đó đặt cho Neville cái tên “quý ông Ma cà rồng”.

Câu chuyện thứ hai nói về một chàng trai trẻ Allan Menzies (22 tuổi). Bộ phim yêu thích của anh chàng là Queen of the Damned - một bộ phim nói về ma cà rồng. Allan xem phim này ít nhất hơn 100 lần và y thực sự bị ấn tượng bởi nhân vật nữ chính - nữ ma cà rồng Akasha.

Thomas McKendrick là bạn thân của Allan Menzies, hai người cùng nhau xem phim và có vẻ bị ám ảnh rất nặng về hình tượng ma cà rồng. Riêng Allan, có những lúc cậu ta đã la hét, rên rỉ như ma cà rồng thật. Và rồi điều gì đến cũng phải đến, ngày 11/12/2002, Thomas McKendrick mất tích, đương nhiên nơi cuối cùng mà anh ta tới chính là chỗ của Allan Menzies.

Sau nhiều biện pháp điều tra, cuối cùng cảnh sát cũng bắt được kẻ sát nhân, đó chính là Allan Menzies. Tại phiên tòa, anh chàng thừa nhận đã ăn một phần đầu và uống máu bạn mình. Allan giải thích rằng, anh ta đã lựa chọn một cuộc sống khác thuộc về ma cà rồng.

Anh thường xuyên nghe đi nghe lại ca khúc trong bộ phim yêu thích. Mỗi khi nghe xong, Allan đều muốn ra ngoài và giết người hút máu. Anh giết Thomas vì cậu ta dám xúc phạm nhân vật yêu thích Akasha của mình.

Kể từ đó, các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu và đã giải thích được phần lớn các trường hợp như trên. Theo đó, những người này đã mắc phải hội chứng đột biến Hypohidrotic Ectodermal Dysplasia (HED).

Theo Dailymail đưa tin, có 7.000 người mắc phải bệnh này trên toàn thế giới. Biểu hiện của căn bệnh này chính là người bệnh không toát được mồ hôi, sợ ánh sáng mặt trời, răng mọc không đầy đủ, mọc răng nanh nhọn hoắt như ma cà rồng.

Một căn bệnh khác cũng được gọi là “hội chứng ma cà rồng”, đó là hội chứng Renfield. Nói nôm na đây là hiện tượng bị ám ảnh quá lớn về ma cà rồng. Hội chứng Renfield xảy ra phần lớn và nghiêm trọng ở nam giới do giới này có xu hướng sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy cao.

Người mắc phải hội chứng nói trên thèm máu xuất phát từ niềm tin uống máu sẽ tăng cường sức mạnh và sự sống bất tử. Giới chuyên gia cho rằng, niềm tin ấy có thể hình thành từ một sự kiện thời thơ ấu khiến việc ăn máu trở nên thú vị hoặc do ám ảnh quá lớn về văn hóa ma cà rồng. Nó phát triển dần dần và gần như bùng nổ ở tuổi dậy thì, đem lại khoái cảm như quan hệ tình dục vậy.

Hậu quả của nó vô cùng khôn lường. Người mắc hội chứng này trở nên kích động, lúc nào cũng thèm khát máu tươi, không chỉ uống máu của chính bản thân mình mà thậm chí dễ gây ra những hành vi phạm tội như giết người. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang đau đầu trong bài toán chữa trị căn bệnh nêu trên.

Theo Dailymail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ