Động đất tại Lombok khiến nhiều người kẹt trên núi

GD&TĐ - Hiện có hơn 200 người kẹt trên 1 ngọn núi ở đảo du lịch Lombok của Indonesia sau khi cơn động đất làm sụt lở toàn bộ đường xuống núi. Hàng trăm nhân viên cứu hộ đang nỗ lực tìm cách sơ tán họ xuống núi Rinjani – 1 trong những địa điểm đi bộ leo núi nổi tiếng.

Các du khách tham gia đoàn leo núi được sơ tán về vùng an toàn để tránh lở núi
Các du khách tham gia đoàn leo núi được sơ tán về vùng an toàn để tránh lở núi

Trận động đất 6,4 độ richter xảy ra vào sớm ngày 29/7 ở làng Lombok ngay gần chân núi. Cho tới thời điểm hiện tại, đã có ít nhất 14 người thiệt mạng và hơn 160 người bị thương trong vụ động đất. Hàng ngàn ngôi nhà bị phá huỷ bởi cơn động đất khiến một lượng lớn người dân trở thành vô gia cư. Các trận dư chấn đáng kể vẫn tiếp tục làm rung chuyển Lombok và đảo Bali lân cận.

Chính phủ xác nhận có 1 du khách leo núi Rinjani người Malaysia nằm trong số người thiệt mạng. Các nhà chức trách cho biết hơn 500 người với phần lớn là khách du lịch đã được sơ tán xuống núi thành công nhưng vẫn còn 266 người bị kẹt. Trực thăng hiện vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những người bị lạc và mắc kẹt trên núi.

Ngọn núi lửa Rinjani thu hút hàng trăm ngàn nhà leo núi trên thế giới mỗi năm. Các thước phim được quay bởi hướng dẫn viên du lịch vào thời điểm động đất cho thấy các vụ sạt lở khổng lồ xảy ra gần hồ miệng núi lửa.

Hướng dẫn viên Sukanta mô tả về tình hình của những người đang bị mắc kẹt trên núi: “Một số người ở gần hồ bị kẹt lại bởi đấy là khu vực trung tâm và vụ sạt lở đã chặn toàn bộ đường thoát của họ”.

Indonesia là 1 trong các quốc gia thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của động đất vì nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Hơn 1 nửa số núi lửa còn hoạt động nằm trên mực nước biển trên thế giới thuộc vành đai này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.