Đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh đập, hồ chứa nước

GD&TĐ - Ngày 19/11 tại Hà Nội diễn đàn Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới.

Quang cảnh diễn đàn.
Quang cảnh diễn đàn.

Diễn đàn được Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết vấn đề vận hành an toàn đập, hồ chứa nước luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu của đất nước.

Tuy nhiên, sau cơn bão số 3 vừa qua, công tác này bộc lộ nhiều hạn chế đặt ra yêu cầu cấp thiết trong vận hành đảm bảo an toàn trong tình hình mới.

Đây cũng chính là lí do diễn đàn được tổ chức nhằm hướng tới nâng cao vai trò và hiệu quả của các hoạt động truyền thông, thông tin và cảnh báo sớm nhằm bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước tại Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Sự kiện cũng là cơ hội để giới thiệu các sáng kiến, công nghệ mới, các thành tựu khoa học

5d8c68b4b365083b5174.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc.

Theo thống kê của Cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), cả nước có 7315 đập, hồ chứa thủy lợi (592 đập dâng, 6723 hồ chứa) với tổng dung tích trữ khoảng 15,2 tỷ m3 thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng yếu gồm cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ và phục vụ đa mục tiêu như cấp nước phát điện, tạo không gian phát triển điện mặt trời, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch… Thế nhưng hiện hệ thống thủy lợi đang đối mặt với nhiều thách thức.

Ông Đỗ Văn Thành, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi cho hay, nhiều đập, hồ chứa của nước ta đã xây dựng trên 30 năm, xảy ra hư hỏng xuống cấp, bồi lắng lòng hồ. Nhiều hồ chứa được chuyển sang phục vụ đa mục tiêu, đặt ra yêu cầu tính toán lại nhiệm vụ và thông số thiết kế.

Cùng với đó, một số hồ lớn đã được xây dựng bản đồ ngập lụt nhưng chưa được đánh giá năng lực thoát lũ hạ du; nhiều hồ chứa nhỏ chưa có phương án đảm bảo an toàn hồ đập và phòng lũ hạ du. Hành lang thoát lũ ở hạ du của một số hồ chứa lớn bị xâm lấn, dòng chảy co hẹp, không đảm bảo thoát lũ thiết kế, gây ra úng ngập hạ du khi vận hành xả lũ.

Đồng thời, công tác dự báo, cảnh báo mưa, lũ, nguồn nước đến hồ còn hạn chế, tổ chức bộ máy quản lý, khai thác; công tác hiện đại hóa quản lý, vận hành, đảm bảo an toàn đập còn nhiều bất cập…

2ce7f0ff262e9d70c43f.jpg
ông Đỗ Duy Thành Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi.

Cũng tại diễn đàn, ông Hà Ngọc Tuấn, Phó Giám đốc Công ty KIV chia sẻ về giải pháp Hệ thống Hỗ trợ Vận hành hồ chứa (HNT): “Không chỉ xây dựng và phát triển các kịch bản ứng phó với thiên tai, hệ thống HNT có thể đưa ra các dự báo có độ chính xác cao về lũ lụt, hạn hán, hay các biến động khí hậu khác. Thông qua việc ứng dụng các công nghệ số hóa, HNT sẽ giúp ứng phó nhanh chóng với các tình huống khẩn cấp, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên nước bền vững trong dài hạn”.

Ông Hà Ngọc Tuấn cho biết đây cũng là bước tiến quan trọng. Công ty KIV đã áp dụng toàn bộ kỹ thuật và tiêu chuẩn của Nhật Bản để tăng độ chính xác trong tính toán và vận hành, chuyên môn hóa dự báo, nhằm phục vụ dự báo nước mưa về hồ trước khi có cơn lũ.

Với khả năng vận hành cột nước cao nhằm giảm suất tiêu hao, điều tiết lũ an toàn và áp dụng công nghệ số hóa trong quản lý, HNT mang lại những lợi ích rõ rệt về mặt an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.