Đòn phản công chiến lược quyết đoán vào NATO?

GD&TĐ - Việc triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus là đòn phản công chiến lược mang tính quyết định của Nga chống lại NATO, tờ Sohu cho biết.

Đòn phản công chiến lược quyết đoán vào NATO?

Theo ấn bản tiếng Trung, Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko đã quyết định triển khai vũ khí hạt nhân của Nga ngay ngưỡng cửa châu Âu để thể hiện rằng Nhà nước Liên minh sẽ không khuất phục trước phương Tây.

Đây là một bước đi rất quan trọng trong bối cảnh cuộc chiến trên lãnh thổ Ukraine đang diễn ra một cách phức tạp, cũng như sự mở rộng tiếp theo của khối quân sự phương Tây về phía Đông.

“Cuộc xung đột ở Ukraine đã diễn ra được 15 tháng. Hoa Kỳ đã mời 50 nước tham gia cung cấp vũ khí cho Lực lượng Vũ trang Ukraine, đồng thời đưa Phần Lan vào NATO để buộc Moskva phải nhượng bộ".

"Tuy nhiên Tổng thống Putin đã thực hiện một động thái trả đũa mạnh mẽ khi phát động một 'cuộc phản công chiến lược' có ý nghĩa quyết định bằng cách triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus", tờ Sohu nói rõ.

Nga đang đẩy nhanh tiến độ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus.

Nga đang đẩy nhanh tiến độ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus.

Ấn phẩm tiếng Trung nhấn mạnh rằng quyết tâm của nhà lãnh đạo Nga là điều dễ hiểu: hiện nay Nga đang đối mặt với một đối thủ có năng lực vượt trội cả về kinh tế và quân sự. Moscow đơn giản là không có khả năng rút lui, vì vậy họ sẽ tiến lên để bảo vệ lợi ích và tương lai của mình.

“Giờ đây, châu Âu sẽ phải suy nghĩ nghiêm túc về cách họ đối xử với nước Nga trong quá khứ cũng như hiện tại".

"Việc Moscow có cơ hội tổ chức 'chuyển phát nhanh' tên lửa hạt nhân tới khoảng cách 500 - 1000 km, sâu vào trong khu vực châu Âu của NATO chắc chắn sẽ góp phần vào việc răn đe đối phương”, tờ Sohu kết luận.

Theo Sohu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ