Đôi nét về Trường Mầm non xã Hua Thanh

GD&TĐ - Hơn 10 năm kể từ ngày thành lập, Trường Mầm non xã Hua đã vượt qua mọi gian khó của một xã biên giới để khẳng định vị thế ở Điện Biên.

Giờ trải nghiệm của cô trò nhà trường.
Giờ trải nghiệm của cô trò nhà trường.

Trường Mầm non xã Hua Thanh (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) được thành lập ngày 30/7/2009. Trường nằm trên địa bàn xã biên giới, miền núi khó khăn và nằm tuyến đường Quốc lộ 12. Trường có tổng diện tích 4.421m với 1 điểm trường chính và 5 điểm lẻ.

Năm học 2022 - 2023, trường có 324 trẻ theo học, trong đó chủ yếu là con em đồng bào: Kinh, Thái, Mông và Khơ Mú.

Cô trò nhà trường trong buổi giao lưu "Tôi yêu Việt Nam".

Cô trò nhà trường trong buổi giao lưu "Tôi yêu Việt Nam".

Ngay từ những ngày thành lập trường, tập thể đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đã nỗ lực phấn đấu xây dựng trường đạt được nhiều thành tích đáng kể, là một trong những trường mầm non đi đầu trong việc tham gia các phong trào và có bề dày chuyên môn.

Giờ hoạt động làm quen với Văn học của cô và trò lớp Mẫu giáo Bé tại điểm trường trung tâm.

Giờ hoạt động làm quen với Văn học của cô và trò lớp Mẫu giáo Bé tại điểm trường trung tâm.

Sau nhiều nỗ lực, đến năm 2013, nhà trường đã được UBND tỉnh công nhận trường Mầm non Quốc gia mức độ 1, trường được đánh giá là trường mầm non đạt cấp độ 3 về kiểm định chất lượng. Năm học 2015 - 2016 trường được Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua. Nhiều năm liên tục nhà trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cấp tỉnh, được UBND tỉnh công nhận và tặng bằng khen, Sở GD&ĐT tặng giấy khen.

Góc học tập do tập thể nhà trường thiết kế.

Góc học tập do tập thể nhà trường thiết kế.

Đến nay, nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng. Tập thể giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề, có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng xây dựng kế hoạch nhà trường. 100% giáo viên có trình độ trên chuẩn. 95% trở lên giáo viên có khả năng tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, tham gia nhiệt tình các hội thi về chuyên môn cũng như các hoạt động phong trào như: Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, thi đấu bóng chuyền, cầu lông… Đa số giáo viên có ý thức trong việc tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia học các lớp nâng chuẩn đại học, dự chuyên đề các cấp, có ý thức xây dựng tập thể nhà trường ngày một vững mạnh.

Đường lên trường cả giáo viên nhà trường.

Đường lên trường cả giáo viên nhà trường.

Do điều kiện của một xã biên giới khó khăn, trong khi nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, nên trong những năm qua, tập thể sư phạm nhà trường đã không ngừng nỗ lực kêu gọi xã hội hóa giáo dục. Có thể kể đến như: Huy động được "Quỹ trò nghèo vùng cao" hỗ trợ bữa ăn trưa cho trẻ nhà trẻ và trẻ Mẫu giáo không được hỗ trợ ăn trưa của nhà nước với mức 6.000/ngày/trẻ; Huy động các nhà hảo tâm tài trợ cho các cháu hàng năm với những phần quà giá trị hàng trăm triệu đồng.

Một số hình ảnh của giáo viên nhà trường:

Hành trình mà giáo viên phải vượt qua mỗi ngày.

Hành trình mà giáo viên phải vượt qua mỗi ngày.

Cuốn xích vào lốp xe, hỗ trợ lẫn nhau để "đánh vật" với những cung đường "bôi mỡ" mỗi ngày.

Cuốn xích vào lốp xe, hỗ trợ lẫn nhau để "đánh vật" với những cung đường "bôi mỡ" mỗi ngày.

Người đi, người đẩy để vượt qua những đoạn trơn trượt.

Người đi, người đẩy để vượt qua những đoạn trơn trượt.

... để có được những cơ sở vật chất khang trang, thu hút trẻ đến trường như hôm nay.

... để có được những cơ sở vật chất khang trang, thu hút trẻ đến trường như hôm nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.