Đổi mới chương trình thúc đẩy giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam

GD&TĐ - Ngày 18/7 tại Hà Nội, Ban chỉ đạo chung về giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam đã họp phiên thứ Nhất nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện Đề án giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam và thảo luận chủ trương, lộ trình hỗ trợ công tác giảng dạy tiếng Pháp trong thời gian tới. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ - Trưởng Ban chỉ đạo - chủ trì buổi làm việc.

Ban chỉ đạo chung về giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam họp phiên thứ Nhất. Ảnh: Việt Hà
Ban chỉ đạo chung về giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam họp phiên thứ Nhất. Ảnh: Việt Hà

Đại sứ nước Cộng hoà Pháp Bertrand Lortholary cùng đại diện Tổ chức quốc tế Pháp ngữ đã dự buổi làm việc và tham gia thảo luận để hai bên đi đến thống nhất một số nội dung về thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam.

Cả nước hiện có 33 tỉnh/thành phố có hoạt động giảng dạy tiếng Pháp, trong đó chương trình tiếng Pháp song ngữ và tăng cường được giảng dạy tại 13 tỉnh, 15 tỉnh có lớp chuyên tiếng Pháp, dạy tiếng Pháp như ngoại ngữ thứ 2 có tại 19 tỉnh và ngoại ngữ 1 tại 32 tỉnh.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu kết luận buổi làm việc. Ảnh: Việt Hà
 Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu kết luận buổi làm việc. Ảnh: Việt Hà
Hiện có hơn 40.000 học sinh theo học tiếng Pháp. 500 giáo viên tiếng Pháp và 30 giáo viên dạy Toán bằng tiếng Pháp. Tổng số trường có giảng dạy tiếng Pháp ngoại ngữ 2 chiếm số lượng học sinh đông nhất khoảng 20.000 em, tiếp đó là chương trình song ngữ và tăng cường tiếng Pháp chiến khoảng hơn 10.000.

Đại sứ Bertrand Lortholary khẳng định giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam là quyết tâm chính trị của Chính phủ Pháp và đã được hai nước Pháp - Việt quan tâm phát triển như là một lĩnh vực hợp tác tốt đẹp nhất trong mối quan hệ hợp tác ngoại giao giữa hai nước.

Đại sứ Pháp đã đưa ra 4 đề nghị: Tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới chương trình giảng dạy tiếng Pháp hiện nay; Đưa hệ thống kiểm tra, đánh giá tiếng Pháp theo khung tham chiếu châu Âu vào đánh giá năng lực học sinh phổ thông; Tìm giải pháp giải quyết việc thiếu giảng viên giảng dạy tiếng Pháp - xây dựng mô hình bộ môn, hoạt động bao hàm nhiều nội dung khoa học, học tập theo đề án - học tập liên môn; Cấp chứng chỉ DELF tiếng Pháp để ghi nhận kết quả học tập cho học sinh phổ thông và có sự công nhận quốc tế.

Đại sứ Bertrand Lortholary phát biểu thảo luận cùng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại buổi làm việc. Ảnh: Việt Hà
 Đại sứ Bertrand Lortholary phát biểu thảo luận cùng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại buổi làm việc. Ảnh: Việt Hà

Sau khi nghe ý kiến thảo luận của chuyên gia hai bên về các công tác trọng tâm, thúc đẩy giảng dạy tiếng Pháp, phát biểu kết luận hội nghị, thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đồng ý với các đề xuất từ phía Đại sứ Bertrand Lortholary. Đồng thời nhấn mạnh: hai bên thống nhất chủ trương tăng quy mô, số lượng học sinh học tiếng Pháp;

Trong thời gian tới, hai bên thông qua Ban chỉ đạo chung về giảng dạy tiếng Pháp cần sớm hoàn thiện xây dựng chương trình giảng dạy tiếng Pháp; Quan tâm đến công tác tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên, đặc biệt là đào tạo giáo viên dạy môn tự nhiên và những môn còn thiếu; Có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy các môn khoa học bằng tiếng Pháp.

Cùng với đó, đổi mới hệ thống cấp văn bằng, chứng chỉ, đánh giá năng lực 6 bậc theo khung tham chiếu Châu Âu. Nhất là tổ chức các Trung tâm đánh giá tiếng Pháp cho học sinh thuận tiện trong việc thi lấy chứng chỉ.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và Đại sứ Bertrand Lortholary cùng các thành viên trong Ban chỉ đạo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Việt Hà
 Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và Đại sứ Bertrand Lortholary cùng các thành viên trong Ban chỉ đạo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Việt Hà
Tại buổi làm việc, các thành viên của Ban chỉ đạo đã bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng để tháo gỡ các khó khăn hiện nay, thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Pháp trong trường phổ thông: Biên soạn tài liệu giảng dạy, tập huấn cán bộ quản lý, bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, tăng cường liên kết giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học Pháp ngữ; Tăng cường tính linh hoạt trong việc trao đổi học sinh, sinh viên cũng như các giải pháp truyền thông cho tăng cường giảng dạy tiếng Pháp. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bệnh nhân chỉ uống nước đường phèn pha chanh gừng trong 10 ngày liên tiếp rồi chuyển sang ăn tinh bột. Ảnh: BVCC

Nguy kịch do nhịn ăn gián đoạn

GD&TĐ - Theo bác sĩ ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương, việc nhịn ăn gián đoạn và ăn uống mất cân đối không thể hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.