Đội cứu nạn hối hả tìm kiếm thi thể nạn nhân máy bay Nga rơi

Ba giờ trôi qua từ khi máy bay quân sự Tu-154 của Nga rơi ở Biển Đen, đội tìm kiếm đã phát hiện và vớt được 7 thi thể trên tổng số 92 nạn nhân.

Đội cứu nạn hối hả tìm kiếm thi thể nạn nhân máy bay Nga rơi
Doi cuu nan hoi ha tim kiem thi the nan nhan may bay Nga roi - Anh 1

Đội cứu hộ do Bộ Khẩn cấp Nga triển khai đến cầu cảng ngời khơi Sochi để hỗ trợ công tác tìm kiếm, trục vớt và đưa thi thể nạn nhân vào bờ.

Doi cuu nan hoi ha tim kiem thi the nan nhan may bay Nga roi - Anh 2

Đến 18h (giờ Hà Nội), nhóm tìm kiếm đã phát hiện 7 thi thể trong số 92 nạn nhân. Thi thể đầu tiên được tìm thấy ở nơi cách Sochi khoảng 6 km.

Doi cuu nan hoi ha tim kiem thi the nan nhan may bay Nga roi - Anh 3

Bộ Quốc phòng Nga cho biết đội điều tra đã thu hẹp và xác định được phạm vi máy bay rơi ở Biển Đen. Tuy nhiên, họ cho biết chưa tín hiệu nào cho thấy có thể có người sống sót sau vụ tai nạn.

Doi cuu nan hoi ha tim kiem thi the nan nhan may bay Nga roi - Anh 4

Nhân viên cứu hộ di dời thi thể nạn nhân vụ máy bay quân sự Tu-154 rơi. Những thông tin ban đầu về vụ tai nạn khiến nhà điều tra loại bỏ khả năng máy bay rơi do khủng bố, và nghiêng về hướng động cơ bị trục trặc.

Bộ Quốc phòng Nga khẳng định cơ trưởng trên máy bay là một phi công giỏi và nhiều kinh nghiệm.

Doi cuu nan hoi ha tim kiem thi the nan nhan may bay Nga roi - Anh 5

4 tàu, 4 trực thăng, một máy bay chuyên dụng và các thiết bị lặn không người lái đang tìm kiếm ở hiện trường. Hạm đội Biển Đen của Nga cũng cử nhiều tàu và thợ lặn để phối hợp.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường Nguyễn Hoàng xưa, hiện khuôn viên là Trường THPT Thị xã Quảng Trị. Ảnh tư liệu

Ngôi trường của giáo dục hai miền Nam - Bắc

GD&TĐ - Trường THPT Thị xã Quảng Trị, tọa lạc trên mảnh đất Thành Cổ Quảng Trị anh hùng, gần vĩ tuyến 17, đã trải qua hành trình 50 năm xây dựng và phát triển đầy tự hào.

Ông Hoan (phía trước bên trái) và đồng đội sau ngày chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975. Ảnh: NVCC

Ký ức ngày giải phóng

GD&TĐ - Tròn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ ngày non sông liền một dải, trong ký ức của cựu binh Bùi Hoan (SN 1942, trú tại phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh), từng giây phút hào hùng của ngày “tiến về Sài Gòn” vẫn vẹn nguyên.

Các toa xe điện với những chủ đề khác nhau đều đưa du khách tới với… Hà Nội xưa.

Hà Nội xưa gói gọn trong những toa xe lửa

GD&TĐ - 'Tuyến tàu điện số 6' ra đời nhằm tạo sự kết nối liền mạch các điểm đến ở phường Trúc Bạch, bắt đầu từ đường Thanh Niên, nối vào khu phố đi bộ.