Độc đáo lễ hội Đập trống Ma Coong ở Quảng Bình

GD&TĐ - Có lẽ người dân Quảng Bình nói chung và người dân Bố Trạch nói riêng ai cũng mong muốn được một lần đến với Lễ hội đập trống Ma Coong ở miền tây huyện Bố Trạch xa xôi. 

Lễ hội đập trống người Ma Co ong, những người đập trống vừa đánh vừa hô vang "Roa lữ giàng ơi" -sướng quá trời ơi- cho đến khi trống vỡ.
Lễ hội đập trống người Ma Co ong, những người đập trống vừa đánh vừa hô vang "Roa lữ giàng ơi" -sướng quá trời ơi- cho đến khi trống vỡ.

Tiếng trống cầu mùa màng bội thu được vang lên giữa núi rừng vào đêm lễ hội. Nhịp trống là tiếng vang vọng giữa đại ngàn Trường sơn nơi thôi thúc đôi lứa đến bên nhau và tìm thấy hạnh phúc của riêng mình…

Câu chuyện trong truyền thuyết

Tộc người Ma Coong, A Rem ở vùng Tân – Thượng Trạch (Bố Trạch – Quảng Bình) hôm nay đã cư trú giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ từ lâu đời. Họ ở giữa núi cao với cuộc sống săn bắt hái lượm, trồng trọt và chăn nuôi trên nương rẫy là tập quán lâu đời của bà con.

Trong dân gian tương truyền rằng, khi xưa có loài khỉ ác đêm đêm thường lẻn tới phá rẫy của bà con dân bản làm cho bà con quanh năm thiếu thốn lương thực thực phẩm. Để bảo vệ mùa màng nên bà con đã nghĩ ra cách xua đuổi thú dữ. Bằng những tiếng chiêng, tiếng trống bầy thú dữ đã sợ và phải trốn biệt ở giữa rừng sâu và không dám ra phá nương rẫy nữa.

Lễ cúng trước khi khai hội đập trống Ma Coong
 Lễ cúng trước khi khai hội đập trống Ma Coong
Bộ Văn hoá – Thể Thao và Du Lịch công bố quyết định số 2968/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia do Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện ký ngày 27/8. Trong đó “Lễ hội đập trống Ma Coong” xã Thượng Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình là di sản phi vật thể quốc gia

Để căng mặt trống người ta phải lên rừng kiếm những sợi mây già đem về vót rồi luộc thật kỹ, mây càng luộc lâu sợi của nó trở thành nguyên liệu tự nhiên vô cùng bền chắc. Những cây tre già dài và thẳng đã được dựng thành chiếc lán nhỏ để treo trống hội, ai cũng muốn góp sức chuẩn bị mọi công việc thật tươm tất để lễ hội đập trống được diến ra tốt đẹp.

Từ đó, hàng năm cứ vào ngày trăng tròn tháng giêng đồng bào tổ chức lễ hội đập trống mừng mùa trăng mới cầu cho mưa thuận gió hòa mùa màng tươi tốt, và tiếng trống hội càng vang xa mùa màng càng bội thu sẽ đến với bà con người Ma Coong cùng với đó là một năm mới nhiều may mắn cho bản thân và gia đình mình.

Để chuẩn bị cho Lễ hội đập trống, người dân phải chuẩn bị trước gần cả năm trời. Họ ngăn con suối Aky chảy qua bản để vào đúng hội, họ đánh bắt được những con cá to làm mâm cỗ trong lễ khai hội. Những thanh niên trai tráng lực lưỡng được phân công hoàn thiện chiếc trống hộp, với kỹ thuật và kinh nghiệm lâu đời họ chọn tấm da bò, da sơn dương đẹp nhất rồi đem luộc dằn mặt trống thật kỹ. 

Kỳ vọng điểm đến du lịch văn hoá

Sống giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, người Ma Coong xã Thượng Trạch vẫn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán đặc sắc truyền thống của bà con. Muốn đến bản phải vượt qua không biết bao nhiêu con suối hiểm trở, băng qua hàng chục km đường rừng.

Ngày nay, đi trên con đường 20 Quyết Thắng, chúng ta dễ dàng bắt gặp hành trình của người nước ngoài khám phá Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, họ đến tận những bản làng xa xôi hẻo lánh để khám phá đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người bản địa. Và chính những tập tục cổ xưa đã thu hút du khách quốc tế.

Tất cả những người tham gia lễ hội đều mong muốn mình được trực tiếp đánh trống và mọi người đánh trống cho đến lúc rách tang trống mới dừng lại.
 Tất cả những người tham gia lễ hội đều mong muốn mình được trực tiếp đánh trống và mọi người đánh trống cho đến lúc rách tang trống mới dừng lại.

Nữ du khách Kathleen đến từ nước Đức chia sẻ: Chúng tôi có những trải nghiệm tuyệt với khi tham quan Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tôi được gặp gỡ những người dân bản địa và thấy cuộc sống của họ thật là thú vị. Tôi cũng nghe kể về những nét văn hoá đặc sắc ở Lễ hội đập trống của người dân tộc nơi đây. Tôi chưa được chứng kiến nhưng chắc chắn rằng vào mùa lễ hội tôi sẽ quay lại và muốn xem lễ hội này…

Ông Trần Quang Vũ, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch tâm sự: Trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy lượng du khách người nước ngoài đến với bà con Ma Coong ngày một nhiều. Hầu như tất cả du khách đều ấn tượng về con người, nét văn hoá của người Ma Coong. Chính vì thế chúng tôi đã và đang tìm phương án hữu hiệu nhất để thu hút du khách đến tìm hiểu khám phá vùng đất Tân – Thượng Trạch.

Lễ hội đập trống của người Ma Coong khi được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia, đó chính là cơ hội để đồng bào dân tộc có thể tự mình tổ chức những mô hình du lịch cộng đồng, văn hoá và trải nghiệm để níu giữ chân du khách ở lại. Trước mắt, chúng tôi sẽ tuyên truyền và vận động bà con tập quen dần với những điều kiện cơ bản nhất nhằm giúp việc phát triển du lịch thu hút du khách. - ông Trần Quang Vũ cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.