Doanh nghiệp không dám đầu tư sản xuất vì lãi suất cao

Doanh nghiệp không dám đầu tư sản xuất vì lãi suất cao

Với nguồn vốn trung và dài hạn phải vay với lãi suất 18%, 19%, thậm chí hơn 20%, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cho biết nhiều doanh nghiệp đã không đầu tư sản xuất, thay vào đó vay vốn ngân hàng rồi cho vay lại…

Doanh nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư, sản xuất vì đồng vốn chịu lãi suất cao, chi phí đầu vào như lương công nhân, nguyên liêu đều tăng, trong khi đó sức mua lại giảm... (Ảnh minh họa, internet)
Doanh nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư, sản xuất vì đồng vốn chịu lãi suất cao, chi phí đầu vào như lương công nhân, nguyên liêu đều tăng, trong khi đó sức mua lại giảm... (Ảnh minh họa, internet)

Vốn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất là một trong những vấn đề nóng bỏng được hội nghị đưa ra và nhận được nhiều ý kiến từ lãnh đạo các địa phương, các doanh nghiệp.... Theo phản ánh của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, với nguồn vốn trung và dài hạn, doanh nghiệp đã phải vay với lãi suất rất cao, do đó nhiều đơn vị đã không đầu tư sản xuất, mà vay vốn ngân hàng rồi cho vay lại, gây mất ổn định tình hình cung cầu vốn, thiếu hụt hàng hóa. Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng hiện quá cao, trong khi doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để duy trì sản xuất. Do vậy, Đà Nẵng đề nghị Chính phủ nghiên cứu lại vấn đề lãi suất cho vay hiện nay.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Vũ Đức Đam cho rằng, hiện tại nguồn vốn dự trữ trong dân còn rất lớn, Chính phủ cần tìm các giải pháp để huy động được nguồn vốn quan trọng này

Chủ trì hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng phải tìm cách giảm lãi suất ngân hàng đến mức thị trường có thể chấp nhận. Phó thủ tướng lưu ý đến vai trò của các ngân hàng quốc doanh. Ngân hàng Nhà nước cần sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất để cung ứng lượng tiền cần thiết với mặt bằng lãi suất thấp hơn.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng phải có biện pháp điều hành nội, ngoại tệ một cách linh hoạt để đảm bảo hai đồng tiền này không lệch pha nhau cả về lãi suất, dự trữ… đảm bảo ổn định tỷ giá từ nay đến cuối năm. Các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi, giám sát thông tin, kiểm soát cho được các thị trường chứng khoán, tín dụng, bất động sản, công ty tài chính, tín dụng, bảo hiểm, luồng tiền vãng lai…

Nhằm đạt bằng được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2010 và kiềm chế lạm phát ở mức tối đa, Chính phủ cho rằng các bộ, ngành, địa phương cần chủ động ban hành các chương trình, kế hoạch hành động riêng, các tập đoàn, Tổng công ty phải có trách nhiệm phối hợp thực hiện.

Hội nghị cũng đã giành nhiều thời gian để bàn về các vấn đề kiểm soát giá cả, cân đối cán cân xuất nhập khẩu thương mại cũng như các giải pháp huy động các nguồn lực tài chính nhằm mục đích để kéo lãi xuất xuống thấp, kịp thời cung ứng vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh; đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2010 đã đề ra.

Bá Hải

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

EU thừa nhận sốc về tiêu chuẩn kép

EU thừa nhận sốc về tiêu chuẩn kép

GD&TĐ - Đại diện EU đã thừa nhận về tiêu chuẩn kép của châu Âu, điển hình là trong xử lý các vấn đề liên quan đến các cuộc xung đột Nga-Ukraine và Israel-Hamas.
Cô và trò Trường Tiểu học Triệu Ái thành kính dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Đ. Đức

Tháng 5 nhớ Bác...

GD&TĐ - Nhiều năm qua, Đền thờ Bác Hồ ở thôn Hà Xá (Quảng Trị) trở thành nơi tham quan, học tập của học sinh nhằm tưởng nhớ Người...
Minh họa/INT

Cảm ơn thầy đã 'thắp lửa'!

GD&TĐ - Lá thư này, em gói ghém tình cảm, kỉ niệm, niềm vui thầy trò trong năm học lớp 12 tuyệt vời, dành tặng thầy.
Ăn uống ngoài vỉa hè rất phổ biến ở Hà Nội. Ảnh: Công Hùng.

Ghi ở vỉa hè Hà Nội

GD&TĐ - Tối nay, tại quán phở yêu thích ở phố Quang Trung, lần đầu tiên tôi được đến gần những thực khách đến mức gần như có thể cảm nhận được hơi thở của họ.
Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Chiếc đèn bàn

GD&TĐ - Lúc này, giấc mộng tan đi, ánh sáng và bóng tối của chiếc đèn bàn hội tụ. Quá khứ qua đi để lại nỗi đau dù là nhỏ nhất trong tâm hồn…