Đoàn thám hiểm tới Sao Hỏa: "Chúng tôi sẽ chết"

Đoàn thám hiểm Sao Hỏa từ tổ chức Mars One khẳng định: "Chúng tôi sẽ chết nhưng quan trọng là chúng tôi có thể làm được gì trước khi điều này xảy ra".

Đoàn thám hiểm tới Sao Hỏa: "Chúng tôi sẽ chết"

Dự án khám phá sao Hỏa của Mars One sẽ gửi một nhóm các nhà thám hiểm lên hành tinh đỏ. Nhiệm vụ của họ là tìm ra cách để sinh sống bình thường tại đây, mở ra tương lai cho việc định cư ở một nơi khác ngoài Trái đất. Chuyến đi này được cho là chuyến đi một chiều, "đi dễ khó về" cho những người tham gia. 

Chính vì thế, nhà tổ chức phải làm việc vô cùng nghiêm ngặt, chọn ra danh sách ứng viên cuối cùng gồm 24 người từ 200.000 đơn đăng ký. 24 người này được chia thành 6 tiểu đội nhỏ gồm 4 người và từng tiểu đội sẽ được đưa lên Sao Hỏa 2 năm/ lần, bắt đầu từ năm 2024. 

Sinh sống trên một hành tinh khác vẫn là một trong những mơ ước lớn nhất của các nhà khoa học
Sinh sống trên một hành tinh khác vẫn là một trong những mơ ước lớn nhất của các nhà khoa học


Mặc dù, các nhà khoa học đã thu nhận được khá nhiều thông tin về Sao Hỏa, tuy nhiên, họ vẫn khẳng định việc có thể định cư tại hành tinh đỏ là rất khó khăn và những người thám hiểm cần sử dụng rất nhiều trang thiết bị hiện đại để có tể tồn tại. 

Theo kế hoạch, đoàn thám hiểm hy vọng ở lại Sao Hỏa trong vòng 7 tháng. Trước đó, những nghiên cứu về hành tinh này chỉ ra rằng, các công nghệ hiện đại chỉ có thể giúp con người sinh sống tại đây trong vòng 68 ngày. 

Alison Rigby, một trong những người tham gia vào chuyến đi một chiều lên sao Hỏa
Alison Rigby, một trong những người tham gia vào chuyến đi một chiều lên sao Hỏa


Một trong những người tham gia, Alison Rigby, 35 tuổi từ vùng Tây London cho biết "Tôi nhận được nhiều lời động viên từ bạn bè và gia đình khi biết mình lọt vào danh sách cuối cùng. Tuy nhiên, người duy nhất tôi chưa thể mở lời là mẹ của mình. Rất khó để mẹ tôi chấp nhận việc này". 

"Mặc dù việc thám hiểm này rất khó khăn và nguy hiểm, nhưng chúng tôi làm việc này để tiến tới một tương lại tươi sáng hơn dành cho loài người, cũng như là mang lại những kiến thức mới về vũ trụ - điều mà tôi đã từng rất mong muốn từ khi còn là một đứa trẻ" - Alison Rigby nói. 

Clare Weedon rất lạc quan về chuyến thám hiểm
Clare Weedon rất lạc quan về chuyến thám hiểm


Clare Weedon, 27 tuổi, cho biết cô tham gia vì cho rằng đây là một cơ hội lịch sử: "Tôi muốn trở thành một phần của lịch sử nhân loại. Tôi muốn mình có thể tạo ra sự khác biệt mới cho cuộc sống loài người".  

Weedon cũng khẳng định mọi thứ còn ở phía trước và hiện tại, tất cả mọi người sẽ chờ đợi kết quả từ chuyến thăm dò từ tàu vũ trụ không người lái vào năm 2018 để chuẩn bị cho mọi khả năng có thể xảy ra.

Theo vtc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ