Đồ chơi Trung thu truyền thống ế ẩm trước hàng ngoại

GD&TĐ - Còn một tháng nữa là đến Tết Trung thu truyền thống của trẻ em Việt Nam. Trong khi đồ chơi ngoại bán chạy thì đồ chơi truyền thống ế ẩm. Hiện trạng này đang làm mai một những làng nghề chuyên sản xuất đồ chơi Trung thu vốn tồn tại bao đời nay.

Đồ chơi Trung thu truyền thống ế ẩm
Đồ chơi Trung thu truyền thống ế ẩm

Hàng nội lép vế trước hàng ngoại

Hồng Nhung, cửa hàng bán đồ chơi Trung Thu Thắng Thủy số 24 Hàng Mã (Hà Nội) giới thiệu: “Cửa hàng nhà em chuyên bán đồ chơi Trung thu truyền thống, khách tha hồ mà chọn lựa". Nhung cho biết, đồ chơi được nhập từ các làng nghề truyền thống ở Hưng Yên hay Nam Định, thậm chí có những món đồ được đưa từ miền Nam ra. Tuy nhiên xu thế hiện nay, đồ chơi Trung thu truyền thống ế ẩm trước hàng ngoại.

Giá đồ chơi truyền thống không đắt như hàng nhập từ Trung Quốc. Đèn ông sao có cán cầm, loại to giá 25.000 đ/chiếc, loại nhỏ giá 10.000đ. Chiếc mặt nạ Thị Nở có giá bán 50.000 đ. Còn trống sơn hàng thủ công, sản xuất ở Nam Định, giá cũng dao động từ 70.000 đ -100.000 đ/chiếc.

Đầu sư tử truyền thống có 3 kích cỡ, được bán với giá từ 60.000 đ – 70.000 đ/chiếc. Trong khi đó, đầu sư tử của Trung Quốc lắp pin, vừa phát ra âm thanh, vừa phát sáng ở mắt, có đuôi vải dài gần 1m, có giá từ 200.000 đ – 250.000 đ/chiếc tùy theo kích cỡ. Hay đèn kéo quân nội có giá vài chục nghìn đồng, nhưng hàng Trung Quốc loại lắp pin có giá 220.000 đ/chiếc, loại dùng điện là 320.000đ – 350.000 đ/chiếc...

Đầu sư tử của Trung Quốc gắn đèn nhấp nháy hút khách mua
Đầu sư tử của Trung Quốc gắn đèn nhấp nháy hút khách mua 

Anh Nguyễn Đức Dậu tổ trưởng tổ dân phố số 11, Phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: Cách đây dăm bảy năm tổ dân phố cũng đã mua đèn ông sao làm quà Trung thu cho các cháu thiếu nhi. Một số trẻ thích nhưng đa số vừa được phát đèn, đã nghịch và làm hỏng, thậm chí có cháu còn từ chối không nhận.

Đèn ông sao ế cả đống. Vì thế, tổ dân phố rút kinh nghiệm, cũng là tránh lãng phí, các năm sau bèn mua sữa và bánh kẹo làm quà tặng. Giờ đây, đèn ông sao chủ yếu mua về để trang trí mâm cỗ trung thu mà thôi.

Đâu là nguyên nhân

Hội nhập, mở cửa đã thúc đẩy nền kinh tế các quốc gia phát triển. Nhưng ngược lại, cũng khiến cho nghề sản xuất đồ chơi truyền thống trong nước bị mai một dần. Có rất nhiều nguyên nhân, khiến cho người Việt quay lưng với hàng Việt Nam truyền thống, trong đó có nghề sản xuất đồ chơi trung thu cho trẻ em.

Anh Trương Tiến Hải, Cổ Loa, Đông Anh chê đồ chơi Trung thu truyền thống vừa xấu lại chả có gì thay đổi, vẫn sản xuất lối mòn thủ công. Chính vì thế, cậu con trai của anh từ lúc hơn một tuổi đến nay, hễ ra hàng đồ chơi là chỉ chọn đồ chơi nhập lậu, không bao giờ mua đồ nội.

Nhất là đồ chơi Trung Quốc nhiều màu sắc bắt mắt, hoạt động bằng pin, lại có thể sử dụng điện để nạp pin nên chỉ cần bật nút là vừa có thể phát sáng, lại phát ra âm thanh. Con thích thì bố mẹ phải chiều. Dù biết đồ chơi này sản xuất bằng nhựa, không đạt chuẩn, nhưng các bậc cha mẹ vẫn mua.

Đồ chơi Trung Thu truyền thống lép vế trước hàng ngoại
Đồ chơi Trung Thu truyền thống lép vế trước hàng ngoại

Những năm gần đây, tại Bảo tàng Dân tộc học các ngày lễ tết thường tổ chức cho thiếu nhi tham gia làm trò chơi truyền thống. Các em tham gia đông. Nhưng thực tế, khi mua đồ chơi, các em không thích đồ truyền thống.

Đồ chơi nhập lậu từ Trung Quốc lâu nay đã trở thành nguyên nhân chính khiến cho đồ chơi thủ công của nước ta bị mai một dần. Các làng nghề sản xuất cũng bị thu hẹp. Nhất là, đồ chơi Trung Quốc nhập lậu bày bán công khai, vừa rẻ, đẹp lại có nhiều lựa chọn.

Nếu không có sự thay đổi và giữ gìn, bào tồn thì đồ chơi Trung thu truyền thống sẽ dần mai một. Thế vào đó là đò chơi nhập lậu không rõ nguồn gốc sẽ chiếm hết thị phần trong nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.