Hiện vẫn chưa rõ tòa án Mỹ sẽ đưa ra những điều luật như thế nào để thay đổi việc sử dụng LFA của Mỹ, nhưng song song đó, tòa cũng cho rằng, Cục Nghề biển Quốc gia Mỹ (NMFS) là đơn vị phải chịu trách nhiệm trong việc cấp phép cho Hải quân Mỹ sử dụng LFA.
Hệ thống LFA của Navy sử dụng cho mục đích huấn luyện, diễn tập đã vi phạm các điều khoản của luật bảo vệ động vật biển có vú, gây nguy hiểm cho đời sống của chúng.
Hiện tại, hệ thống LFA của Navy gồm 18 loa đặt dưới biển, có nhiệm vụ phát ra sóng âm tần số thấp có cường độ lên đến 215 dB, kéo dài 60 giây mỗi lần phát.
Nghe có vẻ không nhiều nhưng những chuỗi âm thanh này đi xa tới hàng trăm dặm dưới biển và có thể dội đi khắp 70% vùng biển trên thế giới.
Theo phán quyết của tòa án Mỹ (lấy theo kết quả nghiên cứu của các cơ quan chức năng), lượng sóng âm đó đã gây ảnh hưởng tới các loài động vật sử dụng sóng âm để định vị dưới biển, ví dụ có cá voi, cá heo và loài moóc.
Chúng có thể bị stress, gặp vấn đề về giao tiếp với đồng loại, không định vị được, không tìm được bạn tình, thậm chí tệ hơn là bị lạc bầy. Chính vì vậy, ông Michael Jasny, Giám đốc Bộ Tài nguyên quốc gia Mỹ đã nói:
“Cần biết rằng, đại dương là một thế giới nhìn bằng âm thanh chứ không phải bằng hình ảnh. Các loài động vật có vú dưới biển (định vị bằng sóng âm) coi LFA/SURTASS là mối nguy hiểm và phản ứng lại”.
Trên thực tế, Hải quân Mỹ có những điều luật để hạn chế hệ thống định vị sóng âm (SONAR) gây nguy hại cho các loài động vật biển. Họ được yêu cầu phải tắt SONAR khi ở cách bờ 22,5km và giới hạn cường độ ở 180 dB, đặc biệt là khi tiếp nhận những bờ biển có đa dạng sinh vật biển cần được bảo tồn.
Đây không phải là lần đầu một phiên tòa được tổ chức để ra phán quyết về vấn đề này. Trước đó vào năm 2003 và 2008, các phiên tòa đã cho thấy rằng, cần có biện pháp đưa ra để giảm thiểu tác động của sóng âm đối với đời sống của các sinh vật có vú dưới biển. Với sự cập nhật của pháp luật, họ hi vọng Hải quân và các loài động vật biển sẽ tìm ra cách để cùng tồn tại với nhau.
Trước đó, vào năm 2013, một tòa án liên bang thậm chí đã yêu cầu Hải quân Mỹ không được thử nghiệm một hệ thống SONAR mạnh trên hầu hết các vùng biển của thế giới để thăm dò tàu ngầm, do lo ngại rằng các âm thanh dữ dội thoát ra từ hệ thống này có thể gây hại “không thể cứu chữa” đối với cá và cá voi.
Cũng trong năm này, các nhà khoa học Anh và Tây Ban Nha đã củng cố thêm giả thuyết trên với việc khám phá ra những tổn thương của những động vật này, với nghi ngờ liên quan đến hệ thống định vị sóng âm dưới nước.