Trong cuộc sống ngày nay, thật khó để cho cả trẻ em và người lớn tranh xa tầm ảnh hưởng của chiếc điện thoại thông minh. Bên cạnh những tiện ích mà chúng đem lại, nhiều nghiên cứu có ghi nhận các trường hợp trẻ em "nghiện" thiết bị kế thuật số, từ đó gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực.
Thời gian ở trước màn hình nhiều là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề về thể chất như đau nhức khớp, thị lực giảm... Trẻ nghiện điện thoại còn có xu hướng tính cách hiếu chiến và thiếu kỹ năng xã hội.
"Nếu các con tuổi teen của bạn thích chơi trò chơi trong nhà, một mình, đối lập với việc ra ngoài xem phim, gặp gỡ bạn bè hoặc bất cứ hoạt động nào giúp chúng xây dựng tình bạn, bạn có thể gặp vấn đề", chuyên gia kết nối Holland Haiis khẳng định trong cuốn sach của cô có tên Consciously Connecting: A Simple Process to Reconnect in a Disconnected World (Tạm dịch "Kết nối có ý thức: Một quy trình đơn giản để kết nối lại với thế giới vị ngắt kết nối").
Trẻ cảm thấy cô đơn ngay khi ở bên cha mẹ mình vì sự quan tâm của họ không dành cho chúng.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng khẳng định rằng nghiện thiết bị công nghệ số không dành riêng cho giới trẻ; nó ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Trong thực tế, cha mẹ nghiện điện thoại thông minh cũng có thể gây hại cho chính con mình.
Theo kết quả của một nghiên cứu, việc phụ huynh sử dụng điện thoại khi có sự hiện diện của con có thể khiến chúng cảm thấy như chúng đang bị bỏ rơi. Không chỉ vậy, chúng thậm chí còn có thể cảm thấy chúng đang phải cạnh tranh với thiết bị số này.
Tiến sĩ Jenny Radesky, chuyên gia phát triển trẻ em thuộc Trung tâm Y tế Boston đã được truyền cảm hứng để tiến hành một cuộc nghiên cứu sau khi quan sát và nhận thấy rằng hầu hết các bậc cha mẹ đều phớt lờ con của mình vì một thiết bị di động.
"Khi hoàn thành nghiên cứu của mình, Radesky kết luận rằng những đứa trẻ có cha, mẹ nghiện điện thoại nhiều khả năng đều trở thành người thèm khát sự quan tâm, chú ý", Parent Herald chia sẻ kết quả nghiên cứu. "Và những đứa trẻ đó bị mắc kẹt trong cuộc sống sau này".
Catherine Steiner-Adair, tác giả của cuốn sách Big Disconnect: Protecting Childhood and Family Relationships in the Digital Age (Tạm dịch là Ngắt kết nối: Bảo vệ tuổi thơ và mối quan hệ gia đình trong thời đại kỹ thuật số), nói rằng cha mẹ cũng dễ nổi nóng hơn và có xu hướng cáu bẳn với con mình. Kết quả là những đứa trẻ này, trong một nỗ lực để có được sự chú ý của cha mẹ, trở nên ngớ ngẩn và ồn ào hơn. Chúng cũng dễ bị kích thích.
Cha mẹ cần cẩn thận để không trở thành "con nghiện" trước các thiết bị công nghệ số, đặc biết là trong suốt 7 năm đầu đời của con, bởi vì giai đoạn này rất quan trọng để con phát triển.
"Thứ mà cha mẹ cho con cái trong thời gian này nên là sự quan tâm tối đa", theo Parent Herald. "Tình yêu là thành phần tối thượng và đối với một số trẻ em, nó được thể hiện bằng thời gian không bị gián đoạn với chúng".