Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bẻ ngón tay “khục khục“

Các chuyên gia đã chỉ ra, việc bẻ ngón tay sẽ tạo ra một vết nứt tạm thời trong khớp nối xương.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bẻ ngón tay “khục khục“
Với không ít người, khi bị mỏi, họ thường bẻ khớp ngón tay của mình. Nhưng bạn có biết, tất cả mọi người trên thế giới được chia thành hai nhóm: nhóm thứ nhất cảm thấy rất sung sướng khi bẻ ngón tay, nhóm còn lại chỉ nghĩ đến việc này thôi cũng thấy đau đớn rồi.
Các nhà khoa học đã phải đau đầu tranh cãi về hậu quả của việc bẻ các khớp ngón tay, chân, liệu chúng có gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể không.
Sau nhiều cuộc tranh luận, chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn, nhưng các nhà khoa học đã có kết quả của nghiên cứu: “Điều gì sẽ xảy ra khi ta bẻ khớp ngón tay”.
Trong một nghiên cứu của PLOS ONE, một nhóm các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, việc bẻ ngón tay sẽ tạo ra một vết nứt tạm thời trong khớp nối.
Điều này đã bác bỏ kết luận trước đây khi cho rằng, tiếng động phát ra là tiếng vỡ của bong bóng khí trong chất lỏng hoạt dịch.
Nghiên cứu của PLOS ONE tập trung vào phần khớp ngón tay của một chuyên gia chỉnh hình người Canada - Jerome Fryer - người có khả năng bẻ liên tục các ngón tay mà vẫn gây ra tiếng kêu lớn.
Để quan sát điều gì xảy ra khi ông bẻ ngón tay, Fryer đã ống nối phần ngón tay mình với máy chụp MRI, sau đó từ từ bẻ khớp ngón tay.
Hình ảnh chụp fMRI ngón tay của Fryer.
Kết quả là, khi khớp tách ra và tạo tiếng động, một khoang chứa đầy khí hình thành trong hoạt dịch, bôi trơn trơn các khớp xương.
Tiến sĩ công nghệ Kawchuk kết luận rằng, việc bẻ ngón tay tạo ra một khoảng chân không, khi bề mặt khớp đột nhiên bị tách ra, hoạt dịch khớp sẽ không đủ để lấp đầy thể tích mới giữa các khớp nên một lỗ hổng chân không xuất hiện và gây ra tiếng “rắc”, "khục" nhỏ.
Một khoảng màu đen xuất hiện khi bẻ ngón tay
Các ngón tay đặc biệt của Fryer có thể giúp giới khoa học nghiên cứu xa hơn vấn đề về khớp như viêm khớp hay chấn thương.
Phát hiện này của họ có ý nghĩa đối với các phương pháp trị liệu mới cho khớp và cột sống. Thế nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại mâu thuẫn trong các dữ liệu mà họ thu thập được, rõ ràng là lực khi các khớp bị bẻ có thể làm hư hại bề mặt cứng của khớp nhưng các dữ liệu ghi nhận được về việc bẻ ngón tay thường xuyên vẫn chưa cho thấy một tác động tiêu cực lâu dài này. Kawuck và nhóm của ông sẽ tiếp tục thực hiện cuộc nghiên cứu này.
Theo Kenh14

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ