Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đường Vành đai 5

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương điều chỉnh cục bộ quy hoạch tuyến đường Vành đai 5 đoạn từ Km68 - Km75 trong Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

(Ảnh minh họa: Internet)
(Ảnh minh họa: Internet)

Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổng hợp việc điều chỉnh cục bộ tuyến đường Vành đai 5 đoạn từ Km68 - Km75 vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo đúng quy định pháp luật về quy hoạch và quy định pháp luật có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ.

* Theo Quyết định số 561/QĐ-TTg ngày 18/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đường Vành đai 5 quy hoạch đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh.

Đường Vành đai 5 chính tuyến đạt tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN5729-2012 có đường gom, đường song hành, quy mô 4¸ 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu Bn=25,5 ¸33,0 m cho các đoạn Sơn Tây - Phủ Lý (từ đường Hồ Chí Minh đến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình) và Phủ Lý - Bắc Giang (từ cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn) thuộc địa phận thành phố Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương và Bắc Giang.

Tiêu chuẩn đường ô tô cấp II theo TCVN 4054-05, quy mô 4¸ 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu Bn=22,5 ¸ 32,5 m cho các đoạn Bắc Giang - Thái Nguyên (từ đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên) và đoạn Thái Nguyên - Vĩnh Phúc - Sơn Tây (từ đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến đường Hồ Chí Minh) thuộc địa phận các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội (đoạn qua thị xã Sơn Tây).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.