Điện thoại rơi vào nước: Nên và không nên làm gì?

Nếu chiếc điện thoại bạn đang dùng không có tính năng chống nước, hãy lưu ý những điều dưới đây để không phải tốn tiền mua máy mới.

Điện thoại rơi vào nước: Nên và không nên làm gì?

Điện thoại rơi xuống nước sẽ bị phá hủy rất nhanh các linh kiện bên trong máy. Rơi xuống nước sạch sẽ đỡ hơn là rơi xuống nước muối, nước có axit hay các loại nước nhiều tạp chất khác. Do đó khi sử dụng bạn hãy cẩn thận, tránh điện thoại tiếp xúc với nước ở bất cứ nơi đâu.

Tuy nhiên nếu bạn lỡ tay đánh rơi chiếc điện thoại yêu quý của mình xuống nước, và nếu chiếc điện thoại của bạn không có tính năng chống nước thì hãy cần làm ngay những việc sau:

Nên 1: Lấy điện thoại ra khỏi nước nhanh nhất có thể. Hướng chiều có các cổng kết nối xuống phía dưới để nước có thể thoát ra ngoài, tránh tình trạng nước chảy ngược vào bên trong.

Nên 2: Tháo ngay pin, sim, thẻ nhớ ra khỏi máy để tránh bị chập điện. Với những điện thoại nguyên khối thì ngược lại, bạn cần tắt nguồn, không nên tháo sim, thẻ nhớ tránh nước lọt vào bên trong máy.

Nên 3: Lau thật khô điện thoại. Cố gắng không lắc, di chuyển điện thoại quá nhiều khi thực hiện bước này tránh nước len lỏi vào các bộ phận khác.

Nên 4: Sao lưu dữ liệu trên máy. Sau khi làm tất cả các bước trên, điện thoại của bạn gần như sẽ hoạt động được bình thường trở lại. Tuy nhiên, đừng chủ quan.

Bạn nên sao lưu lại toàn bộ dữ liệu máy vào ứng dụng lưu trữ đám mây nào đó hoặc vào máy tính, tránh mất dữ liệu phòng trường hợp xấu nhất là nó bị hỏng sau đó do dính nước quá nặng.

Không nên 1: Nhiều người cho rằng phương pháp nhanh nhất để làm khô điện thoại bị ướt là dùng máy sấy tóc hay sấy bằng các công cụ khác. Tuy nhiên, lực thổi có thể khiến nước bị đẩy sâu vào bên trong máy hoặc gây nóng quá mức, làm hỏng linh kiện trong máy.

Không nên 2: Cho điện thoại vào tủ lạnh: Một phương pháp khác thường được khuyên áp dụng là bọc điện thoại trong khăn giấy và để trong ngăn đông để giảm tính dẫn điện của, giúp điện thoại không bị chập mạch khi sử dụng. Tuy nhiên, ngay sau khi đá được rã đông, điện thoại của bạn lại lâm vào tình trạng cũ, nếu không muốn nói là trầm trọng hơn.

Không nên 3: Dùng tăm bông để lau các chỗ hở trên điện thoại bằng tăm bông bởi các mảnh bông vụn bị thấm nước có thể kẹt lại trong điện thoại và có thể làm hư các bộ phận bên trong.

Không nên 4: Sạc điện thoại để bay hơi nước. Cũng có mẹo mách là sạc điện thoại quá thời gian cần thiết để hơi nóng tích tụ dần dần mà không bị thừa, làm khô máy. Tuy nhiên, phương pháp này rất nguy hiểm vì bạn đang cho dòng điện chạy qua mạch điện bị ướt.

Không nên 5: Lau bo mạch bằng cồn. Đây là cách các thợ sửa chữa điện thoại chuyên nghiệp sử dụng để chống gỉ sét cho máy bị ngấm nước. Tuy nhiên, bạn không phải là thợ, không nên thử.

Theo XHTT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ