Diễn tập vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông

GD&TĐ - Ngày 7/6, Công ty Metro Hà Nội đã tổ chức diễn tập vận hành khai thác toàn hệ thống đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông theo biểu đồ chạy tàu thật, trong đó có việc vận hành hệ thống kiểm soát vé tại các nhà ga.

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông mới vận hành thử trong khi nhiều người đang mong nó vận hành thật. Ảnh: Thế Đại
Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông mới vận hành thử trong khi nhiều người đang mong nó vận hành thật. Ảnh: Thế Đại

Tại các nhà ga, hệ thống soát vé đã được hoàn thiện, hành khách có thể mua vé tại các máy bán vé hoặc tại quầy và sử dụng thẻ để ra vào ga. Tại đây có 2 nhân viên giám sát hướng dẫn hành khách đi lại. Thẻ vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông có kích cỡ giống chiếc thẻ ATM, thiết kế màu xanh, mặt trước in hình ảnh Hồ Gươm, tháp Rùa và đoàn tàu đô thị. Mặt sau của thẻ in logo của Hanoi Metro - đơn vị quản lý tuyến đường sắt. Vé này có thể nạp tiền theo nhu cầu của hành khách để lên tàu…

Cùng với hệ thống soát vé, các hệ thống điều độ, tổ chức chạy tàu đã được vận hành thống nhất. Các đoàn tàu chạy giãn cách 2 - 3 phút/chuyến theo biểu đồ, dừng lại mỗi ga khoảng 13 giây. Mỗi ga có hai nhân viên an toàn đứng theo dõi đoàn tàu và hướng dẫn hành khách không đi vào ke ga.

Tại trung tâm điều hành (OCC), các nhân viên người Việt Nam đã thao tác thuần thục, hướng dẫn đoàn tàu vận hành trên tuyến chạy theo đúng biểu đồ.

Theo đại diện tổng thầu Trung Quốc, đơn vị này đã in hàng triệu thẻ vé, vận hành thử hệ thống cửa soát vé các ga tàu điện Cát Linh - Hà Đông. Với đợt diễn tập tổng hợp, ngày 7/6, vận hành toàn bộ 12 chuyên ngành thiết bị là tín hiệu, thông tin, cấp điện, đoàn tàu, đường ray, điều hòa, thang máy, chiếu sáng, tích hợp công nghệ khu Depot; các chuyên ngành vận hành khai thác là nghiệp vụ nhà ga, nghiệp vụ vé, lái tàu, điều độ. Mỗi chuyến tàu có 50 vị trí như bán vé, lái tàu, điều độ chạy tàu, điện, trưởng ga, sửa chữa...

“Đây là đợt diễn tập lần cuối để đánh giá kết quả học tập của các nhân sự Việt Nam. Trong quá trình diễn tập, các đơn vị sẽ xem xét vấn đề phát sinh để khắc phục trước khi thao tác thực tế”, đại diện tổng thầu Trung Quốc cho biết.

Thẻ vé in hình tháp Rùa

Từ cuối tháng 5, hơn 600 nhân lực vận hành tuyến đường sắt đã diễn tập xử lý 21 tình huống giả định sự cố xảy ra trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đây là một trong những dự án giao thông công cộng trọng điểm tại Hà Nội. Từ tháng 9/2018, dự án này đã chạy thử toàn bộ 13 đoàn tàu, tốc độ trung bình là 35 km/giờ.

Lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu, dự án vận hành thương mại vào 30/4 vừa qua, song mốc này không thực hiện được do dự án chưa hoàn thành các thủ tục nghiệm thu; hiện thời gian cụ thể sẽ vận hành thương mại của dự án chưa được công bố.

TP Hà Nội đề xuất giá vé lượt thanh toán tiền mặt từ 8.000 - 15.000 đồng/lượt; giá vé lượt thanh toán qua thẻ vé ở mức 7.420 - 14.500 đồng (tùy thuộc quãng đường đi); vé ngày 30.000 đồng/ngày (không giới hạn số lượt); vé tháng cho đối tượng hành khách phổ thông là 200.000 đồng/người. Miễn phí cho toàn bộ hành khách trong 15 ngày đầu tiên vận hành thí điểm. Theo ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, đây là mức giá đã được ngân sách TP trợ giá hơn 50%.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài 13,1 km, gồm 12 nhà ga với khoảng cách trung bình 1,1 km có một ga, có thang cuốn chiều đi lên và thang bộ đi xuống. Khi đi vào khai thác, các đoàn tàu sẽ hoạt động từ 5 - 23 giờ hàng ngày, với vận tốc bình quân 35 km/giờ và giãn cách nhau tối thiểu 6 phút, các tàu sẽ dừng tại các ga 25 - 35 giây để khách lên xuống. Mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chở tối đa 960 người và tổng thời gian đi toàn tuyến là 25,5 phút. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...