Diễn giả từ 6 quốc gia chia sẻ khoa học về Ngôn ngữ và Giáo dục

GD&TĐ - Hội thảo khoa học về Ngôn ngữ và Giáo dục với sự tham gia chia sẻ của hơn 30 diễn giả là giảng viên, chuyên gia đến từ 6 quốc gia.

Hội thảo FCLE 2024 do FPT Edu tổ chức tại Trường ĐH FPT Cần Thơ thu hút diễn giả, người tham dự từ 6 quốc gia.
Hội thảo FCLE 2024 do FPT Edu tổ chức tại Trường ĐH FPT Cần Thơ thu hút diễn giả, người tham dự từ 6 quốc gia.

Hội thảo khoa học về Ngôn ngữ và Giáo dục FCLE 2024 do Tổ chức Giáo dục FPT tổ chức diễn ra tại Trường ĐH FPT Cần Thơ ngày 21/1 với sự tham gia chia sẻ của hơn 30 diễn giả là giảng viên, chuyên gia đến từ 6 quốc gia.

Tham gia hội thảo có đại diện một số cơ quan; một số trường đại học, trường THPT trên địa bàn TP Cần Thơ và các tỉnh.

Bàn về chủ đề phương pháp khoa học trong giảng dạy, học tập ngôn ngữ, Hội thảo FCLE đã thu hút sự quan tâm của các giảng viên, chuyên gia đến từ các trường ĐH thuộc 6 quốc gia: Mỹ, Úc, Thái Lan, Nhật Bản, Ba Lan và Việt Nam. 32 bài nghiên cứu đã được chia sẻ tại hội thảo, trong đó một số nghiên cứu xuất sắc sẽ được xuất bản trên tạp chí rEFLections Journal - tạp chí Q2 theo danh mục ISI/ Scopus.

Hội thảo FCLE 2024 có ba phiên toàn thể được trình bày bởi: GS. ZhaoHong Han (ĐH Columbia, Mỹ - trường xếp hạng 23 toàn cầu theo QS Stars), PGS. Obaid Hamid (ĐH Queensland, Úc - trường xếp hạng 43 toàn cầu theo QS Stars), GS bậc 1 Thanis Tangkitjaroenkun (ĐH Công nghệ Thonburi, Thái Lan).

Từ trái sang: PGS. Obaid Hamid (ĐH Queensland, Úc); GS. ZhaoHong Han (ĐH Columbia, Mỹ); Giáo sư bậc 1 Thanis Tangkitjaroenkun (ĐH Công nghệ Thonburi, Thái Lan) diễn giả tại hội thảo.
Từ trái sang: PGS. Obaid Hamid (ĐH Queensland, Úc); GS. ZhaoHong Han (ĐH Columbia, Mỹ); Giáo sư bậc 1 Thanis Tangkitjaroenkun (ĐH Công nghệ Thonburi, Thái Lan) diễn giả tại hội thảo.

Tại hội thảo, PGS. Obaid Hamid (ĐH Queensland, Úc) đã chia sẻ về sự đa dạng của ngôn ngữ tiếng Anh được sử dụng bởi những người không phải là người bản ngữ.

GS. ZhaoHong Han - ĐH Columbia, Mỹ đưa ra tại Hội thảo FCLE 2024 những phân tích sâu về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy, hướng đến việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho người học một cách hiệu quả.

Giáo sư bậc 1 Thanis Tangkitjaroenkun đến từ ĐH Công nghệ Thonburi, Thái Lan đồng thời là Tổng Biên Tập tạp chí Q2 reFLEctions Journal tổng hợp các phương pháp giảng dạy tiếng Anh phổ biến từ năm 1950 đến nay.

Được đánh giá là có tiềm năng hội nhập sâu rộng với giáo dục thế giới, các trường ĐH Việt Nam có thêm cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tế từ việc triển khai đào tạo, nghiên cứu ngôn ngữ từ những chia sẻ của này.

Đại biểu tham dự Hội thảo FCLE 2024 trao đổi với các diễn giả.

Đại biểu tham dự Hội thảo FCLE 2024 trao đổi với các diễn giả.

Bên cạnh các phiên toàn thể, 32 bài nghiên cứu được trình bày bởi các giảng viên, chuyên gia đến từ FPT Education và các trường ĐH trong, ngoài nước, xoay quanh chủ đề chung về phương pháp khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ đã đưa ra những vấn đề mang tính thực tiễn cao về: giảng dạy ngôn ngữ trong thời đại số, động lực của người học khi học trực tuyến, giao tiếp đa văn hóa, phương pháp đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành…

Kết thúc Hội thảo FCLE 2024, bốn bài nghiên cứu xuất sắc đã được trao danh hiệu “Best paper”. Trong đó, ba nghiên cứu của các tác giả Việt Nam và một nghiên cứu của tác giả Ba Lan.

Bên cạnh hoạt động trao đổi học thuật, Hội thảo FCLE 2024 còn là dịp để các giảng viên, chuyên gia tới từ nhiều quốc gia trải nghiệm văn hóa cuộc sống khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.