Đi tìm bí quyết trường thọ từ động vật

GD&TĐ - Nghiên cứu lớn nhất thế giới về lão hóa và tuổi thọ do một nhóm 114 nhà khoa học quốc tế thực hiện theo sự chỉ đạo của Đại học bang Pennsylvania và Đại học Northeastern (Mỹ) đã được công bố.

Chỉ khâu thông minh sẽ phát tín hiệu nếu phát hiện biến chứng.
Chỉ khâu thông minh sẽ phát tín hiệu nếu phát hiện biến chứng.

Nó chứa dữ liệu thu thập trong tự nhiên từ 107 quần thể của 77 loài bò sát và lưỡng cư khác nhau.

Những động vật lão hóa chậm

Jonathan, con rùa khổng lồ 190 tuổi ở Seychelles (Đông Phi) đã gây xôn xao vì là động vật sống lâu đời nhất thế giới. Mặc dù có giai thoại cho thấy một số loài rùa và loài thú khác, hoặc sinh vật “máu lạnh” có tuổi thọ rất cao nhưng bằng chứng về điều này không rõ ràng.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số điều, họ thấy kỳ nhông, cá sấu và rùa có tốc độ lão hóa cực kỳ chậm và gần đây, họ đã công bố kết quả của mình trên tạp chí Science. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, các kiểu bảo vệ, chẳng hạn như chiếc mai cứng của phần lớn các loài rùa, dẫn đến lão hóa chậm hơn và thậm chí trong một số trường hợp nhất định, chúng “lão hóa không đáng kể”, hoặc không lão hóa sinh học.

Phó Giáo sư sinh thái quần thể động vật hoang dã của Đại học Pennsylvania David Miller là tác giả cao cấp của nghiên cứu trên. Ông cho biết, bằng chứng giai thoại cho rằng một số loài bò sát và lưỡng cư có tốc độ lão hóa chậm và có tuổi thọ cao, nhưng cho đến nay, chưa ai thực sự nghiên cứu điều này trên quy mô lớn đối với nhiều loài trong tự nhiên.

Theo ông, nếu chúng ta biết điều gì cho phép một số loài động vật già đi chậm hơn, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về quá trình lão hóa ở người và có thể đưa ra các chiến lược bảo tồn đối với các loài bò sát và lưỡng cư, nhiều loài trong số đó đang bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Động vật máu lạnh và máu nóng

Lão hóa không đáng kể có nghĩa là nếu nguy cơ tử vong của một con vật trong một năm là 1% ở 10 tuổi, nếu nó sống đến 100 tuổi, khả năng tử vong của nó vẫn là 1%. Ngược lại, những phụ nữ trưởng thành ở Mỹ, nguy cơ tử vong trong một năm là 1/2.500 ở tuổi thứ 10 và 1/24 ở tuổi 80. Khi một loài biểu hiện sự già đi không đáng kể thì quá trình lão hóa sẽ không xảy ra. PGS DAVID MILLER

Trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu thu thập được sau khi động vật được đánh dấu, gắn thẻ, thả trở lại tự nhiên và sau đó được theo dõi.. để điều tra quá trình tiến hóa của sinh vật.

Mục đích của họ là so sánh quá trình lão hóa và tuổi thọ của động vật máu lạnh với động vật máu nóng, đồng thời điều tra các giả định trước đó về quá trình lão hóa như cách kiểm soát nhiệt độ cơ thể, sự liên quan của các yếu tố bảo vệ.

Ông Miller nói rằng, “giả thuyết chế độ điều hòa nhiệt” gợi ý rằng động vật máu lạnh già đi chậm hơn so với động vật máu nóng. Động vật máu lạnh cần nhiệt độ bên ngoài để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, do đó thường có tốc độ trao đổi chất thấp hơn, trong khi động vật máu nóng tự sinh nhiệt bên trong và có tốc độ trao đổi chất nhanh hơn.

Theo ông Miller, mọi người có xu hướng nghĩ rằng chuột già đi nhanh chóng vì chúng có tốc độ trao đổi chất nhanh, trong khi rùa già đi chậm vì chúng trao đổi chất chậm.

Tuy nhiên, phát hiện của nhóm cho thấy cách một loài động vật điều chỉnh nhiệt độ, máu lạnh so với máu nóng, không nhất thiết thể hiện tốc độ lão hóa hoặc tuổi thọ của nó. Các nhà nghiên cứu không thấy tốc độ trao đổi chất tỷ lệ thuận với tốc độ lão hóa. Mối quan hệ này chỉ đúng với loài rùa và nó cho thấy rùa là loài động vật máu lạnh rất độc đáo.

Yếu tố bảo vệ

Giả thuyết về kiểu hình bảo vệ cho rằng động vật có các đặc điểm vật lý hoặc hóa học có tác dụng bảo vệ như lớp vỏ cứng, gai hoặc nọc độc có thể giúp chúng già chậm đi và có tuổi thọ cao hơn.

Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận rằng, những đặc điểm bảo vệ này thực sự giúp động vật già đi chậm hơn và trong trường hợp được bảo vệ về mặt thể chất, chúng sống lâu hơn nhiều so với những loài không có các loại hình bảo vệ.

Tác giả Beth Reinke tại Đại học Northeastern Illinois giải thích thêm, các cơ chế bảo vệ khác nhau này có thể làm giảm tỷ lệ tử vong của động vật vì chúng không bị các động vật khác ăn thịt.

Do đó, chúng có nhiều khả năng sống lâu hơn, tạo ra áp lực già đi chậm hơn. Giả thuyết này đúng nhất ở kiểu hình bảo vệ của loài rùa. Một lần nữa điều này chứng tỏ rằng, rùa, với tư cách là một nhóm, là duy nhất.

Điều thú vị là nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy sự lão hóa không đáng kể ở ít nhất một loài trong mỗi nhóm động vật máu lạnh, bao gồm ếch và cóc, cá sấu và rùa. Theo tác giả Reinke, nghe có vẻ kịch tính khi nói rằng chúng không hề già đi, nhưng về cơ bản khả năng tử vong của chúng không thay đổi theo độ tuổi khi đã qua quá trình sinh sản.

Nhà khoa học Reinke nhấn mạnh rằng, nghiên cứu mới của nhóm chỉ có thể thực hiện được nhờ sự đóng góp của một số lượng lớn các cộng tác viên từ khắp thế giới nghiên cứu nhiều loài khác nhau

Theo Scitech Daily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.