ĐH Ngoại thương dự hội thảo xoay quanh Hiệp định về Trợ cấp Nghề cá 2022 của WTO

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -  TS Vũ Kim Ngân – Co-ChairHolder, Phó Giám đốc Chương trình WTO Chairs tại Trường ĐH Ngoại thương đã có bài trình bày tại hội thảo.

Trong 2 ngày 18-19/9 vừa qua, tại Đài Bắc, Trung tâm Châu Á về Chính sách và Luật Y tế Quốc tế và WTO (ACWH) của Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU Law) đã tổ chức hội thảo học thuật về “Cấu trúc của Hiệp định Trợ cấp Nghề cá năm 2022: Tính bền vững, việc thực thi và hơn thế nữa".

TS Vũ Kim Ngân (thứ 3 từ trái sang) cùng các chuyên gia quốc tế tại hội thảo.
TS Vũ Kim Ngân (thứ 3 từ trái sang) cùng các chuyên gia quốc tế tại hội thảo.

Hội thảo bàn thảo về các vấn đề xoay quanh Hiệp định về Trợ cấp Nghề cá năm 2022 của WTO.

Sự kiện nằm trong khuôn khổ Chương trình WTO Chairs program tại Trường Đại học Quốc gia Đài Loan.

Hội thảo thu hút đông đảo chuyên gia từ các nước tham dự.
Hội thảo thu hút đông đảo chuyên gia từ các nước tham dự.

Trong 1,5 ngày diễn ra hội thảo, một loạt các vấn đề cơ bản liên quan đến Hiệp định Trợ cấp Nghề cá và triển vọng đàm phán tiếp theo đã được thảo luận chuyên sâu trong 5 phiên, với sự tham gia của nhiều chuyên gia quốc tế đến từ các quốc gia khác nhau như Thụy Sỹ, Ấn độ, Indonesia, Nepal, Hàn Quốc, Singapore, Australia và Việt Nam.

Trường Đại học Ngoại thương cử đoàn tham dự gồm 05 chuyên gia trong lĩnh vực thương mại quốc tế, trưởng đoàn là PGS. TS Trịnh Thị Thu Hương, ChairHolder, Giám đốc Chương trình WTO Chairs tại Trường Đại học Ngoại thương.

TS Vũ Kim Ngân trình bày tại hội thảo.
TS Vũ Kim Ngân trình bày tại hội thảo.

Trong khuôn khổ hội thảo, Tiến sĩ Vũ Kim Ngân – Co-ChairHolder, Phó Giám đốc Chương trình WTO Chairs tại Trường Đại học Ngoại thương (đồng tác giả là Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hà - Phó trưởng Khoa Luật, Trường ĐH Ngoại thương) đã có bài trình bày về cam kết và tình hình thực hiện cam kết về trợ cấp nghề cá trong các FTA của Việt Nam, để từ đó đưa ra khuyến nghị đối với việc phê chuẩn và thực thi Hiệp định về Trợ cấp Nghề cá của WTO năm 2022.

Chương trình WTO Chair được Ban thư ký Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khởi động từ năm 2010 với mục đích nâng cao tri thức và hiểu biết về hệ thống thương mại thế giới trong giới chuyên gia, học giả và các nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia đang phát triển. Vào tháng 11/2021, sau một quy trình đánh giá gắt gao, Trường Đại học Ngoại thương (FTU) chính thức trở thành một trong 17 cơ sở giáo dục được lựa chọn từ 126 cơ sở giáo dục tại 54 quốc gia trên thế giới, trở thành cơ sở giáo dục duy nhất của Việt Nam được lựa chọn tham gia Chương trình WTO Chairs (WCP) giai đoạn 3 từ năm 2022 đến năm 2026.
Theo giaoduc.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bác sĩ Nghĩa đọc tên của từng đồng đội đã hy sinh trong khoảng năm 1961 đến 30/4/1975.

Chuyện của người chiến sĩ quân y

GD&TĐ - Kể về những ngày tháng chiến đấu giữa làn đạn bom ác liệt, đôi mắt của người chiến sĩ quân y ánh lên niềm xúc động xen lẫn tự hào.