Đến với bài thơ hay: Khoảng lặng yên tháng Tư

GD&TĐ - Đề tài chiến thắng ngày 30 tháng 4 đã trở thành mạch nguồn cảm hứng sáng tạo cho rất nhiều văn nghệ sĩ từ sau năm 1975 đến nay.
Nhân dân Sài Gòn ra đường đón quân giải phóng ngày 30/4/1975. Ảnhminh họa.
Nhân dân Sài Gòn ra đường đón quân giải phóng ngày 30/4/1975. Ảnhminh họa.

Tôi chưa bao giờ gặp đâu một bầu trời như thế

Bầu trời trong cao rộng khác thường

Những hàng me vừa mùa thay lá

Sắc xanh non tuôn sáng những bờ đường

Sau cơn mưa thành phố như gương

Lấp lánh những tường nhà khuôn mặt

Những lá cờ trên những ô cửa sổ đỏ tươi

Những lá cờ… không hiểu sao tôi bỗng rưng nước mắt

Mặt trời thật giản dị trên cao

Quân phục đẫm mồ hôi bụi đất

Chiếc bi-đông chuyền tay cứu khát

Những vòm sao cao vút trên đầu

Cụm mây trắng tinh di động về đâu

Đồng đội của tôi, đồng đội của tôi

Nói gì được nữa đây trong buổi mai toàn thắng

Bỗng thấm thía hơi ấm bàn tay bạn

Đất dịu mát dưới chân không sao thốt lên lời

Khoảnh khắc thành phố đường lặng yên

Lặng yên hàng cây

Lặng yên vòm trời

Lặng yên những căn nhà

Lặng yên những lá cờ trong nắng

Lặng yên nét cười thẳm sâu mắt bạn

Khoảnh khắc thành phố như mặt biển

Rồi tất cả trào lên cuồn cuộn thủy triều.

(Sài Gòn 1975)

Ngô Thế Oanh

Lời bình của Lê Thành Văn

Mỗi tác giả có một cách khai thác khác nhau, nhưng tất cả đều thể hiện nỗi niềm xúc động và tự hào khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà.

Ngô Thế Oanh thuộc thế hệ các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ, trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đã chọn đúng thời khắc đặc biệt trong khoảng thời gian thiêng liêng ấy để nói lên nỗi lòng hạnh phúc của mình trong ngày vui thống nhất: “Ôi nỗi mừng dâng mọi nỗi mừng/ Trào vui nước mắt cứ rưng rưng” (Tố Hữu).

Bài thơ Khoảng lặng yên tháng Tư nhờ thế đã thành một điểm nhấn, một tứ thơ độc đáo mà tác giả muốn biểu đạt tư tưởng chủ đề, cảm xúc cá nhân hòa trong niềm vui chung của Tổ quốc.

Bài thơ bắt đầu là một cảm nhận, một ấn tượng rất riêng của Ngô Thế Oanh về không gian trong ngày chiến thắng. Chớp lấy hai hình ảnh là bầu trời trong xanh cao rộng và những hàng me đang mùa thay lá giữa đường phố Sài Gòn để nói lên niềm vui bát ngát trong tâm hồn mọi người. Bầu trời trong phút giây toàn thắng không còn bình thường nữa mà trở nên “cao rộng khác thường”.

Hàng me với sắc xanh tuôn sáng trên những bờ đường làm nên vẻ đẹp non tơ và lấp lánh sắc màu như cái nhìn vui sướng vô biên của tác giả. Hai hình ảnh thơ đều sống động, tươi vui đã chuyển tải thật đúng tâm trạng khi nhà thơ tiến về Sài Gòn trong ngày vui giải phóng:

“Tôi chưa bao giờ gặp đâu một bầu trời như thế

Bầu trời trong cao rộng khác thường

Những hàng me vừa mùa thay lá

Sắc xanh non tuôn sáng những bờ đường”.

Nhịp điệu của các dòng thơ dàn trải, lâng lâng như bước chân sải dài trên phố xá. Giọng thơ tươi vui, hân hoan và hào sảng. Hình ảnh thơ lộng lẫy, tươi mới như đất trời hãy còn sung mãn sức xuân.

Đặc biệt giữa một không gian trong xanh, cao rộng tuyệt vời dường ấy, tác giả tập trung lòng mình để lắng nghe nỗi xúc động dâng trào khi ngước nhìn lên hình ảnh lá cờ Tổ quốc lần đầu thắm đỏ giữa phố phường Sài Gòn như mơ ước thiêng liêng ngày nào của Bác:

“Những lá cờ trên những ô cửa sổ đỏ tươi

Những lá cờ… không hiểu sao tôi bỗng rưng nước mắt”.

Từ hạnh phúc ngập tràn đến rưng nước mắt là một tâm trạng rất thật, “vui sao nước mắt lại trào”. Trong khoảnh khắc vinh quang của ngày toàn thắng, tác giả vẫn không quên nhớ về những đồng đội hôm nào chuyền nhau từng bi-đông nước để cứu khát sau những trận đánh giáp mặt với quân thù.

Biết bao nhiêu người đã nằm lại, vĩnh viễn không được nhìn thấy Sài Gòn, không thấy được niềm vui chiến thắng. Giờ đây, nhớ lại hơi ấm bàn tay bạn, nhà thơ như âm thầm lắng nghe từng âm vọng thiêng liêng chìm sâu trong mỗi thớ đất mà bạn mình đã vĩnh viễn nằm lại:

“Đồng đội của tôi, đồng đội của tôi

Nói gì được nữa đây trong buổi mai toàn thắng

Bỗng thấm thía hơi ấm bàn tay bạn

Đất dịu mát dưới chân không sao thốt lên lời”.

Sau khi nghe tin Sài Gòn giải phóng, hàng vạn người dân Thủ đô đã đổ ra đường mừng thắng lợi vĩ đại của dân tộc, ngày 30/4/1975. ảnh 1

Sau khi nghe tin Sài Gòn giải phóng, hàng vạn người dân Thủ đô đã đổ ra đường mừng thắng lợi vĩ đại của dân tộc, ngày 30/4/1975.

Vâng! Đó là khoảng lặng yên tháng Tư đầy xúc động. Biết nói gì đây trong giờ phút thiêng liêng này, khi mặt đất dưới chân như cũng nghẹn ngào, se sắt.

Tiếp tục mạch cảm xúc ấy, Ngô Thế Oanh đã sử dụng một loạt từ “lặng yên” đứng đầu các dòng thơ để làm nổi bật tứ thơ về giây phút không thể nào quên trong thời khắc lịch sử huy hoàng - Thời khắc miền Nam được hoàn toàn giải phóng.

Từ hàng cây xanh biếc, đến vòm trời cao rộng; từ những căn nhà trên mái phố đến những lá cờ trong nắng, tất cả im lặng đến rưng rưng, ngay cả nét cười thẳm sâu nơi mắt bạn hiện về trong tâm thức. Chính nghệ thuật lặp cấu trúc câu thơ đã giúp cho tác giả thể hiện được tư tưởng mà mình muốn biểu đạt:

“Khoảnh khắc thành phố đường lặng yên

Lặng yên hàng cây

Lặng yên vòm trời

Lặng yên những căn nhà

Lặng yên những lá cờ trong nắng

Lặng yên nét cười thẳm sâu mắt bạn”.

Lặng yên để rồi trào vỡ, bừng sôi như thuỷ triều cuồn cuộn, như sóng dào đại dương trong nỗi niềm xúc động quá lớn lao. Hai câu thơ kết bài được tác giả tách thành một khổ thơ riêng, dồn nén và chất chứa, ngập tràn và bung tỏa.

Đó là niềm vui lớn của một dân tộc sau ba mươi năm chia cắt, niềm vui trào dâng mà nước mắt chan chan trên mỗi mặt người. Cả thành phố Sài Gòn lúc này như mặt biển bừng lên sinh khí chưa từng có, “cuồn cuộn thủy triều” sau sức nén của một cuộc bùng nổ:

“Khoảnh khắc thành phố như mặt biển

Rồi tất cả trào lên cuồn cuộn thủy triều”.

Khoảng lặng yên tháng Tư là bài thơ hay. Sự thành công trước hết của thi phẩm là nhờ tác giả biết khai thác được tứ thơ thật độc đáo. Lặng yên mà trào vỡ, lắng sâu mà bừng thức một niềm vui sướng vô biên.

Nước mắt và nỗi niềm suy tư hòa cùng niềm hân hoan rạng rỡ mặt người. Chính nghệ thuật đối lập nằm ở tầng sâu đã làm nên sức cám dỗ mãnh liệt kể từ khi thi phẩm ra đời vào đúng dịp nhà thơ tiến vào Sài Gòn giương cao ngọn cờ đại thắng.

Vở 'Kiều' của Nhà hát Cải lương Hà Nội được phục dựng theo đúng bản diễn năm 1993 của NSND Ngọc Dư. Ảnh: Hoàng Anh.

'Gặp' nàng Kiều 30 năm trước

GD&TĐ - Khi các đơn vị nghệ thuật có những phá cách về hình tượng nàng Kiều thì Nhà hát Cải lương Hà Nội lại 'trung thành' với bản diễn 30 năm trước.
Ảnh minh họa.

Thời xưa chữa cháy thế nào?

GD&TĐ - Trị lụt, cứu hỏa là những việc cần kíp, liên quan đến tính mạng nhân dân nên thời xưa, vua cũng đích thân chỉ đạo.
Ngoài xem nghệ sĩ biểu diễn, học sinh Trường THCS Nguyễn Du còn được tham gia trải nghiệm trên sân khấu. Ảnh: NTCC

Hun đúc tình yêu cải lương

GD&TĐ - Nhiều học sinh, sinh viên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vô cùng thích thú khi được nhà trường giới thiệu về nghệ thuật cải lương.
Học sinh Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều hát múa 'Hãy phòng chống hỏa hoạn' do cô Hứa Thị Thu Huyền soạn lời theo dân ca quan họ Bắc Ninh. Ảnh: HTH

Âm nhạc truyền thống dẫn nhịp

GD&TĐ - Sử dụng làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, cô giáo Hứa Thị Thu Huyền viết lời cho bài hát tuyên truyền phòng cháy chữa cháy.
Thiến là con đường tắt để theo đuổi sự nghiệp Castrato. Ảnh: Classicfm.com

Chuyện về ca sĩ Castrato

GD&TĐ - Thế kỷ XVIII, thính giả châu Âu phát cuồng vì giọng 'nam thiến' trầm ngọt ngân dài vô hạn của Francesco Bernardi (1686 - 1758, Italia).
Tiểu thuyết 'Khu vườn bí mật' có nhiều tranh minh họa đẹp do họa sĩ Graham Ruts thực hiện. Ảnh: Trinh Phạm

Đánh thức 'Khu vườn bí mật'

GD&TĐ - Một cuốn sách dành cho thiếu nhi hấp dẫn và ấn tượng của nữ nhà văn Frances Hodgson Burett - tiểu thuyết 'Khu vườn bí mật'.
Minh họa/INT

Cùng vượt qua nỗi đau!

GD&TĐ - Thân gửi các bạn học sinh là nạn nhân của vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ!
Làng Mễ Trì vẫn còn những buổi các cụ già thong thả nhặt lúa cốm.

Cốm mộc

GD&TĐ - Cứ khi Trung thu dập dìu trước ngõ là mấy đứa liền nhắc nhỏm: “Mẹ ơi, cốm mộc…”.