Đến trường ngày rét đậm, các trường tăng cường giữ ấm cho học sinh

GD&TĐ - Hôm nay (28/1), thời tiết tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã ấm dần lên, trời bớt mưa lạnh nên học sinh tại một số trường đã đến lớp học bình thường.

Nhiều học sinh miền núi đi học bình thường sau những ngày rét lạnh.Ảnh: Dân trí.
Nhiều học sinh miền núi đi học bình thường sau những ngày rét lạnh.Ảnh: Dân trí.

Thông báo lịch học từ sáng sớm

Thầy Đỗ Văn Tùng - Giáo viên trường PTDTBT Tiểu học và THCS Trạm Tấu (Yên Bái) - cho biết: Vài ngày trước, nhiệt độ giảm mạnh, trời mưa và có sương mù dày đặc nên học sinh được nghỉ học, giáo viên vẫn đến trường để làm một số công tác chuyên môn.

Hôm nay thời tiết ấm dần lên, có ánh nắng nên học sinh không còn lo bị lạnh nữa. Theo dõi thời tiết và nắm bắt thông tin kịp thời từ điểm trường chính và chỉ đạo của Ban giám hiệu, giáo viên đã thông báo lịch học từ sáng sớm, thậm chí từ đêm hôm trước cho phụ huynh để đưa con, em mình đến lớp. Hiện, số học sinh của lớp ghép 2+5 đã đông đủ và học tập bình thường.

Còn tại Điện Biên, từ đầu tuần có mưa, tuyết rơi và gió thổi lạnh thấu xương. Do trường lớp không đảm bảo ấm cho nên học sinh đã nghỉ học. Cho đến hôm nay, nhiều trường tại Điện Biên đã đầy đủ số học sinh.

Thầy Vũ Công Hàm - Trường PTDTBT tiểu học Keo Lôm (Điện Biên) - chia sẻ: Giáo viên ở miền núi cũng khá lo khi trời rét đậm khiến học sinh phải nghỉ học.

Bởi, nếu nghỉ học dài ngày sẽ ảnh hưởng đến tâm lý muốn nghỉ thêm, sinh ra lười biếng của các cháu. Việc phải đi vận động từng nhà để học sinh đi học là công tác thường xuyên của giáo viên cắm bản, nhưng sau 3 ngày nghỉ, sĩ số học sinh vẫn đảm bảo. Tại điểm trường Tiểu học Keo Lôm, chỉ có 2 học sinh vắng mặt, số còn lại đi học đầy đủ và đúng giờ.

Buổi trưa, học sinh ở lại bán trú tại trường vẫn được giáo viên tăng cường các biện pháp chống rét như đốt củi sưởi ấm. Chương trình SEQAP vẫn hỗ trợ thức ăn trưa cho các cháu nên giờ giấc sinh hoạt, ăn uống và học tập đảm bảo như những ngày thường.

Thầy Hàm cũng cho biết thêm, thứ Bảy và Chủ nhật , giáo viên sẽ dạy bù cho học sinh để đảm bảo kiến thức cho các em sau một số ngày nghỉ.

Cùng nhau quyên góp chăn ấm, áo cho học sinh

Không chỉ đốt củi, sưởi ấm cho học sinh để đảm bảo công tác tránh rét cho các cháu, một số địa phương còn cùng nhau ủng hộ, quyên góp chăn, áo ấm mang đến trường cho các cháu nghỉ trưa, đảm bảo sức khỏe, chống chọi với mùa đông lạnh.

Cô Mai Thị Tuyết – Giáo viên Trường Mầm non xã Pà Vầy Sủ (Xín Mần, Hà Giang) – cho biết: Lớp từ 3 -5 tuổi, số học sinh đến đầy đủ là 21/21 học sinh. Những ngày trước, các giáo viên đã chung tay quyên góp quần áo ấm, giầy, tất và đan khăn cho học sinh. Đồng thời, mỗi buổi trưa, giáo viên chủ động trải chăn trên, dưới đảm bảo ấm, đóng cửa phòng học, hạn chế gió lùa vào lớp để các cháu mầm non không bị lạnh.

May mắn, đối với trường cô Tuyết, năm vừa qua, trường đã được xây dựng kiên cố, khang trang cho các cháu mẫu giáo, mầm non nên không phải học ở các lớp học tạm khiến học sinh và giáo viên đỡ vất vả hơn trước.

Tuy nhiên, tại Bắc Kạn, cô Hoàng Thị Giang – Giáo viên trường mầm non An Thắng – cho biết: Trường là lớp học tạm, gió thổi lạnh buốt nên mặc dù thời tiết có ấm hơn nhưng nhiều gia đình vẫn cho con nghỉ học để đảm bảo sức khỏe. Hiện, sĩ số lớp 3 tuổi là 12/25 học sinh.

Công tác tránh rét, giữ ấm cho các cháu trong mùa lạnh được giáo viên tăng cường hơn ngày thường. Giáo viên thay nhau đốt củi sưởi ấm, lấy thêm chăn ấm, tất và ủng cho học sinh. Đồng thời, các cô cũng chia sẻ cho nhau cách giữ ấm cho học sinh bằng cách xoa dầu làm ấm bàn chân rồi đi tất, hay những bài tập vận động khiến cơ thể thoải mái, bớt lạnh giá hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.