Đề xuất sửa đổi chính sách hỗ trợ học sinh khó khăn

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Gia Lai cho rằng: Chế độ, chính sách cho học sinh bán trú đã hỗ trợ, tạo điều kiện và thu hút các cháu vùng khó khăn đến lớp rất lớn, đặc biệt là học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, khi các huyện đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, không còn xã vùng III, các đối tượng quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 4 Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ về chế độ học sinh bán trú sẽ không còn được hưởng. Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT tham mưu Chính phủ ban hành chính sách mới về chế độ bán trú, trường bán trú đối với các huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, tạo điều kiện ăn ở, đi lại để huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số ở những vùng này.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Tiếp thu ý kiến của các cử tri, trong năm 2021, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức khảo sát, đánh giá và tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn (Nghị định 116).

Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá việc thực hiện Nghị định 116, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu đề xuất Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 116 trong năm 2022, trong đó có các đối tượng thuộc xã khu vực III sau khi đạt chuẩn và trở thành xã khu vực II bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của Chính phủ và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.