Đề xuất bổ sung đối tượng được hỗ trợ kinh phí học tập, sinh hoạt

Đề xuất bổ sung đối tượng được hỗ trợ kinh phí học tập, sinh hoạt

Chính phủ, các bộ, ngành xem xét có chính sách hỗ trợ kinh phí học tập, sinh hoạt (tiền ăn, nhà ở) đối với học sinh dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú ở khu vực III, thôn, xã đặc biệt khó khăn đi học trung học phổ thông tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Điều này nhằm bảo đảm công bằng như đối với học sinh tham gia học tập tại các trường trung học phổ thông quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 16/7/2016 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn (Câu hỏi số 24).

Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Hiện nay, mỗi năm có khoảng 230.000 người học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên. Đối tượng học chủ yếu là học sinh trong độ tuổi phổ thông, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có cơ hội vào học tại các trường trung học (trường THCS và trường THPT). Học viên tham gia học tập tại các trung tâm giáo dục thường xuyên nhưng chưa được hưởng chính sách như học sinh tại các trường trung học. Điều này không bảo đảm công bằng trong việc tạo cơ hội tiếp cận giáo dục cho người học.

Bộ GD&ĐT tiếp thu kiến nghị của cử tri. Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét, đề xuất với Chính phủ bổ sung thêm đối tượng người học trong độ tuổi từ 15 - 24, có hộ khẩu thường trú ở khu vực III, thôn, xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ các chính sách quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP khi tham gia học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.