Để tình huống xấu nhất không xảy ra...

GD&TĐ - Nếu coi chống dịch như một cuộc chiến thì chúng ta đã thắng trận mở màn nhưng chưa thắng cả cuộc chiến vì tình hình thay đổi rất khó lường.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Tại cuộc họp khẩn với tỉnh Bắc Giang vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nhấn mạnh tình hình chưa thể “hạ nhiệt” trong mấy ngày tới, cần lên phương án ứng phó khi số người mắc cao hơn kịch bản 3.000 ca hiện tại. Đặc biệt, ưu tiên nhất hiện nay là phải “dập” bằng được ổ dịch, nếu không việc chống dịch sẽ thất bại và sẽ lây ra các tỉnh, thành phố khác...

“Tâm dịch” Bắc Giang đang trong những ngày rất căng thẳng, với số ca dương tính với SARS-CoV-2 công bố mỗi ngày lên tới hàng chục, thậm chí vài trăm. Mức độ lây nhiễm cũng được đánh giá rất phức tạp bởi nhiều nguyên nhân.

Về khách quan là do đặc điểm của chủng virus lần này phát tán nhanh, nhưng về chủ quan là do việc giãn cách, vệ sinh môi trường lao động, quá trình đưa đón công nhân... còn có những điểm bất cập.

Để “dập” ổ dịch tại Bắc Giang, Bộ Y tế đã phải thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt tại tỉnh, đồng thời triển khai nhiều biện pháp. Đó là đánh giá lại nguy cơ của tất cả các huyện chứ không chỉ riêng với 4 huyện đang cách ly theo Chỉ thị 16.

Với các khu vực khác, nếu “có vấn đề” thì phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Thực hiện đúng nguyên tắc truy vết triệt để, dập dịch, điều trị. Áp dụng thiết chế cách ly tập trung toàn bộ đối với khu vực có đông công nhân, mở rộng sang các khu vực khác nếu có yếu tố nguy cơ.

Đặc biệt, phải từng bước làm sạch môi trường công nhân qua nhiều vòng vì nếu không làm sạch bằng xét nghiệm, không áp thiết chế cách ly tập trung thì khó có thể dừng được chuỗi lây nhiễm...

Hiện nay, việc khống chế thành công dịch ở Bắc Giang, Bắc Ninh có ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh của cả nước. Bởi vậy, không chỉ ngành y tế dồn lực hỗ trợ tối đa cho Bắc Giang mà nhiều địa phương khác cũng đã chi viện cả nhân lực và vật lực.

Đây là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Cái chính vẫn là ý thức tự giác tuân thủ các quy định, khuyến cáo của các cơ quan chức năng của người dân. Mọi hành vi như khai báo không trung thực phải được xử lý nghiêm. Đặc biệt phải duy trì được sự hài lòng của người dân về các biện pháp phòng chống dịch.

Cho dù diễn biến dịch bệnh ở Bắc Giang có điểm tạm yên tâm là các ca nhiễm đều phát hiện trong khu phong toả, trong các nhà máy nên nguy cơ lây nhiễm cộng đồng không lớn - ý kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Tuy vậy, những ngày tới tình hình tiếp tục phức tạp, sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc hơn.

Bởi vậy mà hơn lúc nào hết, phương châm chống dịch ngăn chặn triệt để, phát hiện và phát hiện sớm nhất, cách ly và cách ly ngay lập tức, khoanh vùng và khoanh thật gọn, dập tắt và dập tắt triệt để cần được thực hiện nghiêm túc. Phải luôn luôn lường đến tình huống xấu hơn để tình hình không xấu đi.

Tính đến tình huống xấu nhất để không bao giờ tình huống xấu nhất không xảy ra - ý kiến của Phó Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cách đây hơn một năm vẫn còn nguyên giá trị.

Và rằng nếu coi chống dịch như một cuộc chiến thì chúng ta đã thắng trận mở màn nhưng chưa thắng cả cuộc chiến vì tình hình thay đổi rất khó lường.

Điều quan trọng là chúng ta có niềm tin và bám sát vào những nguyên tắc đã chỉ đạo, kiên định, kiên trì với nguyên tắc chống dịch, đề cao cảnh giác, không phút nào lơi lỏng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.