Đề thi chỉ có 1 số câu hỏi khó để phân loại thí sinh

Ông Sái Công Hồng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) chia sẻ trong họp báo sau kỳ thi THPT quốc gia
Ông Sái Công Hồng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) chia sẻ trong họp báo sau kỳ thi THPT quốc gia

Theo ông Sái Công Hồng, nội dung tất cả môn thi, bài thi đều nằm trong chương trình lớp 12 và lớp 11, trong đó chủ yếu là lớp 12 (kiến thức lớp 12 giao động từ 80-85%, kiến thức lớp 11 giao động từ 20-25%). Như vậy, nội dung đề thi không vượt quá chương trình học sinh được học.

Cấu trúc đề thi không thay đổi so với năm 2017, vẫn là 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao; với 4 cấp độ nhận thức là nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Dù 40% kiến thức nâng cao nhưng vẫn nằm trong nội dung chương trình lớp 11 và lớp 12.

Ở đề thi trắc nghiệm, những câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự độ khó tăng dần, thuận lợi cho thí sinh khi làm bài thi.

“Hội đồng đề thi tuân thủ đúng chỉ đạo đề thi phải tăng cường độ phân hóa. Trong đề có câu rất dễ và câu khó, đề có tới 50-60% hoàn toàn cơ bản, học sinh trung bình làm được dễ sàng. Để tăng cường độ phân loại thí sinh, có một số câu hỏi được tăng độ khó lên. Ở đây không phải tất cả đề thi khó mà một số câu hỏi khó để phân loại thí sinh khá giỏi” – ông Sái Công Hồng chia sẻ.

Cũng theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, một trong những điều khiến thí sinh cảm nhận đề thi khó hơn là vì kiến thức được mở rộng ra cả khối 11. Tuy nhiên, học sinh đã được thông báo từ sớm để có sự chuẩn bị chu đáo trước kỳ thi.

Riêng với một số câu chữ trong đề thi Ngữ văn, ông Sái Công Hồng cho biết, tổ ra đề khẳng định là hoàn toàn chính xác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ