Đề phòng bệnh đau mắt đỏ

GD&TĐ - Đau mắt đỏ là bệnh lành tính, do virus gây ra. Thông thường, bệnh tự khỏi sau 7 - 10 ngày nhưng cũng đủ làm người bệnh khó chịu bởi những triệu chứng liên quan.

Đề phòng bệnh đau mắt đỏ

Khuyến cáo của ngành Y tế mới đây cho thấy, số người mắc đang tăng dần. Người dân cần đề phòng, tránh tình trạng lây lan cho cả nhà hoặc điều trị sai để bệnh biến chứng nặng hơn.

Năm nào cũng có

Nắng nóng kéo dài thời gian vừa qua khiến bệnh đau mắt đỏ tái xuất ở nhiều địa phương. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cả nước có gần 2.000 trường hợp mắc bệnh. Số người mắc tiếp tục gia tăng, bằng chứng là ở khoa Mắt nhiều bệnh viện liên tục tiếp nhận người đến khám và điều trị.

Đau mắt đỏ là bệnh đặc trưng của thời tiết giao mùa. Hiện số người mắc chưa nhiều, lây lan trong phạm vi gia đình nhưng cũng gây nhiều phiền toái bởi người này khỏi lại đến người kia, thậm chí có gia đình 3 - 4 người mắc cùng lúc.

Gia đình chị Nguyễn Thị Liên (Thanh Xuân, Hà Nội) là điển hình. Đến hẹn lại lên, tháng 9 - 10 hàng năm là gia đình chị lại có người đau mắt. Năm nay, người mắc bệnh đầu tiên là cô con gái đang học lớp 4.

“Đi học về thấy con dụi mắt liên tục, lại kêu ngứa, kiểm tra thấy đỏ, mình biết ngay con bị đau mắt. Cô chị chưa khỏi thì cô em lây bệnh rồi đến mẹ. Tính ra mình phải nghỉ làm mất gần nửa tháng để chăm con, chữa bệnh cho mình. Sinh hoạt trong gia đình thì đảo lộn vì cách ly hết người này đến người kia”, chị Liên cho biết.

Đau mắt đỏ là bệnh liên quan đến virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa…

Đây là thời điểm mà cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.

Cẩn thận vẫn hơn

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, có thể nhận biết bệnh đau mắt đỏ qua các biểu hiện mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai.

Người bị bệnh cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt, dử mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh.

Người mắc bệnh vẫn có thể nhìn thấy, sinh hoạt bình thường nhưng phần lớn người bệnh phải nghỉ học, nghỉ làm, thậm chí có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây bệnh sau khi đã khỏi bệnh một tuần.

Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Trước nguy cơ lây lan dịch đau mắt đỏ, Cục Y tế dự phòng đã đưa ra khuyến cáo phòng bệnh đối với mọi người. Theo đó,  cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh.

Khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ, người bệnh cần tuân thủ việc lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại. Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.

Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.

Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đau mắt đỏ cần phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không đắp các loại lá (lá trầu, dâu…) vào mắt sẽ dễ gây biến chứng.

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus. Do vậy, ai cũng có thể mắc bệnh khi cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại, đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.