"Đệ nhất bưởi" vào mùa "kết đôi"

GD&TĐ - Hàng năm, khi hoa bưởi nở rộ, tỏa hương dịu nhẹ trong tiết trời tháng 3 cũng là lúc người trồng bưởi Phúc Trạch (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) bước vào mùa thụ phấn cho giống bưởi đặc sản này.

"Đệ nhất bưởi" vào mùa "kết đôi"
Bưởi Phúc Trạch được xem là đặc sản của huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh). Năm 1938, bưởi Phúc Trạch đã được thưởng mề đay trong cuộc đấu xảo quả ngon toàn Đông Dương và được công nhận là “đệ nhất bưởi” thời bấy giờ. Toàn huyện Hương Khê hiện có hơn 2.000 ha bưởi tập trung ở các xã như: Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Hương Thủy...

Bưởi Phúc Trạch được xem là đặc sản của huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh). Năm 1938, bưởi Phúc Trạch đã được thưởng mề đay trong cuộc đấu xảo quả ngon toàn Đông Dương và được công nhận là “đệ nhất bưởi” thời bấy giờ.

Toàn huyện Hương Khê hiện có hơn 2.000 ha bưởi tập trung ở các xã như: Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Hương Thủy...

Từ cuối tháng 2, các vườn bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê đã bắt đầu cho hoa nở rộ. Đây cũng là thời điểm, người dân tất bật thụ phấn cho lứa quả mới. Để kịp tiến độ mùa vụ, người dân phải dậy từ sáng sớm để bắt đầu công việc vì hoa bưởi chỉ nở khoảng 2 tuần lễ.
Từ cuối tháng 2, các vườn bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê đã bắt đầu cho hoa nở rộ. Đây cũng là thời điểm, người dân tất bật thụ phấn cho lứa quả mới. Để kịp tiến độ mùa vụ, người dân phải dậy từ sáng sớm để bắt đầu công việc vì hoa bưởi chỉ nở khoảng 2 tuần lễ.
Nhiều năm qua, cây bưởi Phúc Trạch đã trở thành cây trồng chủ lực, đưa lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho người dân. Chính vì vậy, việc thụ phấn cho bưởi được xem là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng và năng suất của cây bưởi.
Nhiều năm qua, cây bưởi Phúc Trạch đã trở thành cây trồng chủ lực, đưa lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho người dân. Chính vì vậy, việc thụ phấn cho bưởi được xem là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng và năng suất của cây bưởi. 
"Đệ nhất bưởi" vào mùa "kết đôi" ảnh 4
Bưởi Phúc Trạch được chia thành 2 loại. Loại được nhân giống bằng cách chiết cành hoặc ghép mắt, thường gọi là bưởi đường. Loại được nhân giống bằng hạt được gọi là bưởi chua, có sức sống khỏe hơn nhưng chất lượng quả kém hẳn so với cây chiết, ghép.
Để tăng khả năng đậu quả, người trồng bưởi Phúc Trạch thường thụ phấn bằng cách lấy phấn của cây bưởi chua quét lên nhụy hoa bưởi đường.
 
Nhụy hoa cây bưởi chua được cắt bỏ hết cánh trước khi thụ phấn. Theo người dân cho biết, nếu để cây thụ phấn tự nhiên chỉ đạt tỉ lệ đậu quả khoảng 30%, còn thụ phấn như này thì đạt 80% nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Nhụy hoa cây bưởi chua được cắt bỏ hết cánh trước khi thụ phấn. Theo người dân cho biết, nếu để cây thụ phấn tự nhiên chỉ đạt tỉ lệ đậu quả khoảng 30%, còn thụ phấn như này thì đạt 80% nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Những cây bưởi cao, người dân phải trèo lên hái để đảm bảo đủ lượng phấn hoa thụ phấn
Những cây bưởi cao, người dân phải trèo lên hái để đảm bảo đủ lượng phấn hoa thụ phấn
Công việc thụ phấn cho cây bưởi đòi hỏi người dân phải cẩn thận và tỉ mỉ vì khối lượng công việc nhiều. Thông thường, việc thụ phấn cho cây chỉ kéo dài trong khoảng 10-14 ngày.
Công việc thụ phấn cho cây bưởi đòi hỏi người dân phải cẩn thận và tỉ mỉ vì khối lượng công việc nhiều. Thông thường, việc thụ phấn cho cây chỉ kéo dài trong khoảng 10-14 ngày.
Gia đình bà Bạch Thị Lương (trú tại xã Hương Thủy, huyện Hương Khê) có gần 300 gốc bưởi. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình bà. Hằng năm, nhờ việc thụ phấn tuân thủ đúng quy trình, đã đem lại cho gia đình bà từ 150-200 triệu đồng từ trồng bưởi Phúc Trạch.
Gia đình bà Bạch Thị Lương (trú tại xã Hương Thủy, huyện Hương Khê) có gần 300 gốc bưởi. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình bà.  Hằng năm, nhờ việc thụ phấn tuân thủ đúng quy trình, đã đem lại cho gia đình bà từ 150-200 triệu đồng từ trồng bưởi Phúc Trạch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các chiến binh Houthi cùng hệ thống 2K12 Kub.

Ác mộng với tiêm kích Mỹ

GD&TĐ - Lực lượng Ansar Allah (Houthi) ở Yemen tuyên bố đã bắn hạ một tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ khi tham gia chiến dịch tấn công Houthi.