Đế chế ma túy của trùm xã hội đen quyền lực nhất thế giới

Băng đảng Sinaloa do ông trùm ma túy Mexico dẫn đầu đã vươn vòi bạch tuộc trên khắp Bắc Mỹ, châu Âu và Australia với doanh thu 3 tỷ USD mỗi năm.

Cảnh sát bắt giữ thành viên của băng đảng Sinaloa. Ảnh: Martin Beltran Coronel
Cảnh sát bắt giữ thành viên của băng đảng Sinaloa. Ảnh: Martin Beltran Coronel

Joaquin Guzman Loera cầm đầu tổ chức vận chuyển ma túy quốc tế Sinaloa. Tên này vừa thực hiện vụ vượt ngục táo tợn tại trại giam Altiplano ở Mexico hôm 11/7. Bộ Tư pháp Mỹ mô tả Sinaloa là “một trong những băng đảng ma túy hung hãn, bạo lực và lớn mạnh nhất thế giới”.

Trong khi đó, Guzman là “trùm xã hội đen quyền lực nhất thế giới” cho tới khi hắn bị bắt tại Mexico tháng 2/2014. Bộ Tư pháp Mỹ từng treo giải 5 triệu USD cho những ai có thể cung cấp thông tin về tên này.

Vươn vòi bạch tuộc khắp thế giới

Sinaloa là một tổ chức buôn lậu ma túy xuyên quốc gia, rửa tiền và tổ chức tội phạm. Băng đảng đặt căn cứ chính tại tiểu bang Sinaloa, phía tây bắc Mexico và hoạt động mạnh tại “tam giác vàng” gồm 3 bang Baja California, Durango, Sonora và Chihuahua. Tổ chức có liên quan mật thiết tới những cuộc chiến ma túy đẫm máu ở các vùng tại Mexico trong một thập kỷ qua.

Băng đảng cũng giành quyền kiểm soát chính các địa bàn ma túy trọng yếu tại biên giới Mỹ - Mexico. Đế chế ma túy Sinaloa dần vươn vòi bạch tuộc trên khắp Bắc Mỹ, châu Âu và Australia.

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, băng đảng Sinaloa vận chuyển ma túy bằng đường bộ, hàng không và đường biển. Chúng sử dụng mọi phương tiện để phục vụ hoạt động phạm pháp, gồm máy bay chở hàng, phi cơ riêng, tàu ngầm, tàu bán chìm, thuyền, xe buýt…

Hồi tháng 1, Bộ Tư pháp Mỹ truy tố 60 thành viên Sinaloa gồm con trai của Guzman là Ivan Archivaldo Guzman-Salazar. Bản cáo trạng chính cho biết hoạt động của tổ chức gồm nhập khẩu cocaine, methamphetamine, cần sa cùng nhiều chất gây nghiện khác từ các quốc gia khác nhau vào Mexico. Các loại chất này sau đó được nhập lậu vào bang San Diego và phân phối khắp nước Mỹ.

Đế chế ma túy

Ảnh; AFP
Guzman trở thành "chúa tể" của đế chế ma túy do hắn cầm đầu. Ảnh: AFP

Sau khi quân đội Mexico bắt Héctor Luis Palma Salazar ngày 23/6/1995, "gã lùn" (biệt danh của Guzman) lên nắm quyền chỉ huy tổ chức tội phạm.

Đế chế ma túy của tên trùm đã đưa hắn trở thành tỷ phú. Tạp chí Forbes chọn Guzman là một trong 10 người giàu nhất Mexico (năm 2011) với giá trị tài sản khoảng một tỷ USD. 

Tạp chí danh tiếng của Mỹ cũng gọi trùm xã hội đen là “chúa tể ma túy nguy hiểm nhất mọi thời đại”, trong khi Cơ quan phòng chống ma túy Mỹ (DEA) gọi hắn là “cha đỡ đầu của thế giới ma túy”.

Sau khi đối thủ của Guzman là Osiel Cardenas bị bắt, doanh thu từ hoạt động buôn lậu ma túy của tổ chức Sinaloa đạt 3 tỷ USD một năm. 

Tên tuổi của hắn nổi như cồn tại thành phố Chicago của Mỹ. Cảnh sát coi Guzman là “kẻ thù số 1 của công chúng” vì sức ảnh hưởng của hắn tới mạng lưới tội phạm tại đây.

Theo Ủy ban chống Tội phạm của Chicago, 506 người thiệt mạng năm 2012 từ các vụ bạo lực súng đạn có liên quan tới các cuộc chiến giữa băng đảng liên quan tới "gã lùn".

Theo Time, Guzman là kẻ chịu trách nhiệm cho cái chết của khoảng 34.000 người. Khi Tổng thống Felipe Calderon lên nắm quyền năm 2006, nhiều vụ đụng độ giữa quân đội Mexico và các băng đảng tội phạm diễn ra thường xuyên. 

Các “cuộc tắm máu” trên khắp bang Sinaloa là kết quả của những vụ đụng độ nghiêm trọng nhất trong lịch sử chống tội phạm của Mexico.

Cảnh sát bắt Guzman lần đầu tiên tại Guatemala năm 1993 và sau đó dẫn độ hắn về Mexico rồi tống giam ở nhà tù có an ninh nghiêm ngặt nhất tại bang Jaliso. 

Trong thời gian thụ án, Guzman vẫn điều hành tổ chức nhờ mua chuộc bảo vệ trại giam. Tháng 1/2001, hắn trốn khỏi trại giam bằng xe giặt ủi.

Hôm 11/7, Guzman thực hiện vụ vượt ngục táo tợn lần 2 trong 14 năm khi thụ án tại nhà tù Altiplano ở miền Trung Mexico.

Theo news.zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.