Đau đầu đất đai đô thị

GD&TĐ - Phải khẳng định ngay rằng, từ rất lâu, câu chuyện đất đai đô thị luôn là vấn đề “nóng”, gây “sốt”, thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân khắp cả nước, liên quan đến nhiều vấn đề, từ giá cả, giải phóng mặt bằng, đền bù đến quy hoạch, tái định cư rồi “lợi ích nhóm” xâu xé “tấc đất tấc vàng”…

Ảnh Internet
Ảnh Internet

Vì thế, không có gì lạ khi Quốc hội dành cả ngày làm việc 27/5 để giám sát tối cao tại hội trường việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị kể từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Thông tin đáng chú ý từ ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - là cả nước có gần 1.400 dự án điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, phần lớn là cơi nới tầng, chia nhỏ diện tích căn hộ… làm tăng mật độ dân số, gây hệ lụy lớn về hạ tầng kỹ thuật, xã hội.

Theo ông Thanh, qua làm việc với 7 bộ, ngành, 12 địa phương và 40 dự án sử dụng đất đô thị, đoàn giám sát của Quốc hội chỉ ra nhiều bất cập trong sử dụng đất “vàng”; quy hoạch các dự án nhà ở, khu đô thị và cách xác định giá đất... dẫn tới khiếu kiện về đất đai kéo dài… Phần lớn dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) là chỉ định thầu, “là kẽ hở dẫn đến thất thoát ngân sách Nhà nước”…

Còn nhiều bất cập, sai phạm cũng như những vấn đề đau đầu khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai đô thị, đặc biệt là tại các thành phố lớn, khiến đoàn giám sát của Quốc hội kiến nghị Quốc hội sớm xem xét, sửa đổi Luật Đất đai 2013 và các luật liên quan tới quy hoạch…

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng “đau đầu đất đai đô thị”, do cả phía người dân lẫn chính quyền. Nhưng có một thông tin bên lề đáng chú ý là, khi trả lời phỏng vấn báo chí, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa - thành viên đoàn giám sát của Quốc hội - nói thẳng rằng, “việc quản lý đất đai đô thị đã xảy ra những khuyết điểm nghiêm trọng”.

Một trong những nguyên nhân, theo ông Nghĩa, là “đáng lo ngại và gây bức xúc lớn là tình hình thoái hóa, biến chất của nhiều cán bộ, công chức, kể cả ở cấp rất cao, thể hiện qua các vụ án lớn và các vụ kỷ luật đã và đang diễn ra”...

Rõ ràng, cán bộ tham nhũng đã làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, gây xói mòn niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, cũng như công cuộc phát triển bền vững đất nước. Và không chỉ trong quản lý đất đai đô thị, để những vấn đề đau đầu không còn trường diễn, việc phòng, chống tham nhũng cần phải được tiến hành nghiêm minh, triệt để, không có “vùng cấm”… nhằm ngăn chặn những sai phạm, thất thoát, chống hình thành những nhóm lợi ích, gây bất bình, bức xúc dư luận...

Bên cạnh đó, theo ông Nghĩa là, “phải có những nhà lãnh đạo có tầm nhìn hàng trăm năm, những cán bộ, công chức biết hành động và quyết định vì những lợi ích cao hơn cái ghế và túi tiền của mình”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

HLV Leicester City bị sa thải

HLV Leicester City bị sa thải

GD&TĐ - Leicester City vừa ra thông báo về quyết định sa thải đối với huấn luyện viên Steve Cooper sau chuỗi thành tích kém cỏi ở Ngoại hạng Anh

Binh lính Ukraine ở hậu cứ theo hướng Pokrovsk, vùng Donetsk. Ảnh: Getty Images.

Báo Anh: Hầu hết binh lính mất tinh thần

GD&TĐ - Quân đội Ukraine ngày càng cởi mở hơn với viễn cảnh nhượng bộ lãnh thổ và ngừng bắn trong bối cảnh tinh thần sa sút và áp lực ngày càng tăng.

Họa sĩ Ngô Xuân Bính trình bày về tác phẩm chủ đạo trong triển lãm gốm 'Hiện linh'.

Gốm của 'kỳ nhân'

GD&TĐ - Triển lãm gốm nghệ thuật 'Hiện linh' của tác giả Ngô Xuân Bính đã thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước.