Đập phá xe ô tô vì đỗ trước cửa nhà mình có thể bị xử lý hình sự

Bộ Công an vừa giải đáp thắc mắc của người dân xung quanh việc gần đây trên mạng xã hội xuất hiện nhiều đoạn clip ghi lại những vụ việc đập phá xe ô tô vì đỗ xe chắn trước cửa nhà dân.

Một vụ đập phá xe ô tô vì đỗ trước cửa nhà được người dân ghi lại và đưa lên mạng xã hội mới đây (Ảnh minh hoạ).
Một vụ đập phá xe ô tô vì đỗ trước cửa nhà được người dân ghi lại và đưa lên mạng xã hội mới đây (Ảnh minh hoạ).

Một người dân gửi thắc mắc tới Bộ Công an: “Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều đoạn clip ghi lại những vụ việc đập phá xe ô tô vì đỗ xe chắn trước cửa nhà dân. Bên cạnh đó, nhiều chủ nhà cho rằng khoảng không trước cửa nhà cũng thuộc quyền quản lý của mình nên cấm không cho tài xế đỗ xe. Bộ Công an cho tôi hỏi, hành vi đỗ xe chắn trước cửa nhà dân và hành vi phá hoại xe ô tô nêu trên sẽ bị xử phạt như thế nào?”.

Trả lời việc này, Bộ Công an cho biết, Khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ và trên đường phố phải thực hiện theo các quy định tại Điều 18 về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ và Điều 19 về dừng xe, đỗ xe trên đường phố.

Trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm các quy định liên quan đến dừng xe, đỗ xe thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 46/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.  

Mặt khác, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng đã quy định về việc sử dụng đường phố, các hoạt động khác trên đường phố và trên đường bộ; đồng thời quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và UBND các cấp.

“Đối với hành vi phá hoại xe ô tô, căn cứ vào tình tiết vụ việc, tính chất, mức độ, hậu quả thiệt hại, lỗi của từng bên có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc giải quyết theo pháp luật dân sự”- Bộ Công an khẳng định.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...