Những năm gần đây, đa số các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và dạy nghề trên phạm vi cả nước nói chung và ở Thủ đô nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của các trường TCCN, trung nghề trong việc tuyển sinh, thế nhưng, trường Trung cấp Dược Hà Nội vẫn là “điểm sáng” trong việc thu hút hàng ngàn học sinh chuyên ngành Dược mỗi năm.
Trường Trung cấp Dược Hà Nội là cơ sở Giáo dục nghề nghiệp, nằm trong hệ thống đào tạo nhân lực Y tế của cả nước, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực dược có trình độ trung cấp và thấp hơn, nghiên cứu khoa học, kết hợp với lao động sản xuất và kinh doanh Dược.
Hiện tổng số giáo viên của trường là 258 giáo viên. Tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học là 158 người chiếm 61.3%; sau đại học là 93 người chiếm 36 %, trong đó 12% là Tiến sĩ, Phó Giáo sư, Giáo sư. Phấn đấu đến năm 2015 có 80% trở lên số giảng viên của nhà trường có trình độ sau đại học (trong đó có 18% - 23% là Tiến sĩ, Phó Giáo sư, Giáo sư) bằng cách cử giảng viên đi đào tạo cao học, nghiên cứu sinh, chuyên khoa trong và ngoài nước; đồng thời có chính sách thu hút cán bộ giảng dạy có trình độ cao về trường công tác.
Với đội ngũ giảng viên trên và cơ sở vật chất của nhà trường, hiện tại đáp ứng được quy mô đào tạo trên 3.000 sinh viên hệ cao đẳng với đầy đủ thiết bị phục vụ giảng dạy, thực hành và thư viện hiện đại, đáp ứng cho học tập và nghiên cứu của độ ngũ giảng viên và học sinh.
Đồng thời, hàng năm, nhà trường cử hành chục lượt cán bộ, giáo viên tham dự các khóa học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng phục vụ đào tạo; tuyển sinh và quản lý người học theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; liên kết với các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, kết hợp đào tạo với lao động sản xuất, dịch vụ, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực dược.
Trường Trung cấp Dược Hà Nội hiện có 13 bộ môn và phòng thí nghiệm, xưởng thực tập gồm: Bộ môn thực hành, thực tế cơ sở; Bộ môn Kiểm nghiệm thuốc; Bộ môn Quản lý dược, Bảo quản thuốc và dụng cụ y tế; Bộ môn Bào chế; Bộ môn Hoá dược - Dược lý - Dược lâm sàng; Bộ môn Thực vật - Dược liệu; Bộ môn Hoá phân tích; Bộ môn Đọc và viết tên thuốc; Bộ môn Y học cơ sở - Truyền thông giáo dục sức khoẻ…
Theo TS Nguyễn Quang Minh - Chủ tịch HĐQT trường Trung cấp Dược Hà Nội: Là đơn vị đào tạo nhân lực y tế, nhà trường chủ trương không đào tạo nhiều mã ngành cùng lúc mà tập trung mọi nguồn lực để đào tạo chuyên sâu một chuyên ngành duy nhất đó là Dược sĩ trung cấp. Đây là sự khác biệt nhất của trường với hầu hết các cơ sở đào tạo nhân lực y tế khác.
Và để thu hút người học, nhà trường đã xác định rõ mục tiêu xuyên suốt đó là tập trung dạy kỹ năng thực hành, đào tạo tay nghề chuyên sâu (nghĩa là cầm tay chỉ việc) chứ không phải đào tạo theo kiểu lý thuyết hàn lâm, xáo rỗng. Muốn đào tạo tay nghề thì chương trình đào tạo phải được thiết kế theo hướng chú trọng kỹ năng hành nghề, giáo viên giảng dạy phải có kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm hành nghề phong phú…
Đặc biệt, nhà trường coi việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên là nhiệm vụ then chốt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín và “thương hiệu” cho nhà trường vì mục tiêu lâu dài. Bởi vậy, nhà trường luôn ưu tiên tuyển dụng hoặc mời các giảng viên có trình độ cao, cán bộ y tế có tay nghề, giàu kinh nghiệm hành nghề thực tiễn tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành cho học sinh. Đối với công tác xây dựng chương trình, giáo trình chính đội ngũ chuyên gia này cũng là người trực tiếp tham gia góp ý, xây dựng, phản biện…
Họ là những người cập nhật những kiến thức, kỹ năng hành nghề mới nhất, thực tế nhất vào chương trình đào tạo; mạnh dạn loại bỏ những kiến thức lỗi thời, lạc hậu hoặc vẫn mang nặng tính lý thuyết xa dời thực tế… Đặc biệt, để tạo dựng được lòng tin đối với xã hội và là địa chỉ tin cậy đối với người học, nhà trường xác định rõ phương châm đào tạo là đào tạo nhân lực ngành y theo nhu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay - ông Minh khẳng định.
Song song với công tác nâng cao chất lượng đào tạo, trường Trung cấp Dược Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác đào tạo với gần 50 hiệu thuốc trong mạng lưới các doanh nghiệp trên địa bàn và các cơ sở nghiệp vụ Y tế khác như: Viện Dược liệu (Bộ Y tế); Bệnh viện E; Bệnh viện Giao thông Vận tải; Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng); Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an), Bệnh viện nam Thăng Long, Bệnh viện Đan Phượng; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc Hà Nội; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc Quân đội; Dược phẩm Sao Kim; Dược phẩm Hà Nội… để làm cơ sở thực tập, thực tế, thực địa cho học sinh.
Ngoài ra, nhà trường đã thiết lập mối quan hệ hợp tác về đào tạo với các trung tâm đào tạo nhân lực dược như Trường Cao đẳng Dược Hải Dương, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y tế cộng đồng (Trường Quản lý cán bộ Y tế), Trường Đại học Y Thái Nguyên…
Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyển sinh tại trường, nhà trường rất coi trọng mạng lưới cựu học sinh của trường, các em cũng hỗ trợ đắc lực trong quá trình đào tạo, xúc tiến việc làm và quảng bá hình ảnh của nhà trường đến với mỗi địa bàn, mỗi tỉnh.
Hiện nay, nhà trường có mạng lưới hàng vạn cựu học sinh đang công tác tại các địa phương trên toàn quốc và đã có nhiều em thành đạt trong nghề. Ở mỗi địa phương, chúng tôi đều có “Hội cựu học sinh trường Dược”. Hằng năm, nhà trường đều tổ chức gặp mặt đạt diện các thế hệ cựu học sinh ở các tỉnh để cập nhật thông tin, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu các thế hệ học sinh với nhau, khuyến khích các em học sinh khóa trước giúp đỡ, tạo điều kiện chỗ thực tập và trực tiếp hướng dẫn các em khóa sau… ông Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh.