Đánh giá không điểm số, kinh nghiệm từ địa phương

GD&TĐ - Cũng như nhiều địa phương khác, việc triển khai Thông tư số: 30/2014/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cũng gặp không ít những khó khăn. Giải quyết bài toán này, huyện Lộc Hà đã có những cách làm riêng, bước đầu đã nhận được những hiệu ứng tích cực.

Đổi mới đánh giá, nhận xét nhằm phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh
Đổi mới đánh giá, nhận xét nhằm phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh

Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Giáo dục & Thời đại đã phỏng vấn ông Lê Trọng Châu – Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà.

Sau hơn 1 tháng triển khai Thông tư số: 30/2014/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học, huyện Lộc Hà có gặp những khó khăn gì không – thưa ông?

- Bên cạnh những thuận lợi, huyện Lộc Hà vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định trong việc triển khai Thông tư 30. Việc thay đổi từ chủ yếu là đánh giá thường xuyên bằng điểm số nay thay đổi bằng nhận xét nên bước đầu giáo viên gặp nhiều trở ngại.

Qua phản hồi của giáo viên cho thấy, việc nhận xét bằng lời, bằng câu văn gây khó khăn cho giáo viên, phụ huynh. Nếu nhận xét bằng một câu ngắn gọn thì có thể chưa diễn đạt hết những điều mà các em đã đạt được hoặc những lỗi mà các em đang mắc phải.

Mặt khác, trong một tiết dạy, giáo viên không thể theo sát từng em để sửa bài và nhận xét hết tất cả học sinh. Do vậy các giáo viên chỉ nhận xét được 1/3 đến 1/4 lớp vì không đủ thời gian.

Việc lựa chọn nội dung nhận xét sao cho đúng với mức độ hoàn thành, tiến bộ của từng học sinh, tránh sự trùng lắp đối với từng học sinh trong lớp cugx là một trở ngại lớn đối với mỗi một giáo viên.

Đối với phụ huynh khi nhìn vào lời nhận xét của giáo viên ở một số môn như: Toán thì có thể nhận biết ngay sai ở chỗ nào, riêng đối với môn Tiếng Việt giáo viên rất khó viết bằng câu văn và phụ huynh cũng không nhận biết được con mình sai ở chỗ nào và khắc phục như thế nào,…

Thông tư có đề cập đến việc phụ huynh tham gia đánh giá học sinh nhưng thực tế việc này cũng có những bất cập vì hầu hết họ không có nghiệp vụ sư phạm; trình độ không đồng đều. Tâm lý phó mặc con em cho nhà trường lâu này vần còn ăn sâu trong tiềm thức.

Thực tế, nhiều trường vẫn còn lúng túng khi triển khai Thông tư này. Vậy Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà có những giải pháp gì để hỗ trợ các trường thực hiện đúng và trúng với mục tiêu và yêu cầu của Bộ GD&ĐT? 

 Ông Nguyễn Trọng Châu

- Việc làm đầu tiên của Phòng GD&ĐT Lộc Hà là tổ chức tập huấn “Nâng cao năng lực đánh giá học sinh tiểu học” với quy mô cấp huyện cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học về nội dung, kỹ thuật đánh giá học sinh theo Thông tư 30.

Chỉ đạo các trường tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; cha mẹ học sinh của nhà trường nghiên cứu, học tập quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Chúng tôi cũng yêu cầu việc nghiên cứu, học tập phải đạt và làm rõ được các vấn đề như: Thấy được những điểm mới của Thông tư 30 so với Thông tư 32; Làm rõ lí do có sự thay đổi trong Đánh giá học sinh tiểu học; Đánh giá học sinh tiểu học trong quy định mới cần hiểu như thế nào? Đánh giá học sinh tiểu học nhằm những mục đích gì? Có những nguyên tắc nào? Biện pháp để đạt được các mục đích, nguyên tắc ấy. Thông tư 32, đánh giá học sinh tiểu học tập trung chủ yếu vào nội dung nào? Còn Thông tư 30, đánh giá học sinh tiểu học gồm những nội dung nào, tại sao phải có những nội dung ấy?

Những ai được tham gia đánh giá thường xuyên; các nội dung được đánh giá thường xuyên; giáo viên phải làm gì để việc đánh giá thường xuyên có tác dụng thúc đẩy học sinh tiến bộ, đảm bảo nguyên tắc được Quy định trong Thông tư 30.

Các nội dung trên được thể hiện trong sổ dự giờ và sinh hoạt chuyên môn của giáo viên; kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, nhà trường.

Đặc biệt chú trọng việc đổi mới sinh hoạt tổ, khối chuyên môn phải hướng vào những việc làm cụ thể, tránh tình trạng hành chính, sự vu; chú trọng thảo luận, rút kinh nghiệm, tập đưa ra những lời nhận xét và báo cáo về cho chuyên môn của trường để cùng tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra, Phòng cũng thành lập tổ tư vấn (tổ nghiệp vụ của Phòng). Tương tự như vậy ở các trường học cũng phải thành lập các tổ nhóm tư vấn, thường xuyên nắm bắt thông tin từ các trường để hỗ trợ cho các trường triển khai thực hiện tốt Thông tư.

Đặc biệt là kiểm tra thường xuyên việc thực hiện Thông tư của giáo viên cũng như sự chỉ đạo, kiểm tra của Ban giám hiệu các trường. Tổ chức giao ban chuyên môn theo định kỳ cấp phòng, cấp cụm để giải đáp vướng mắc, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm.

 * Nhiều người cho rằng, đối với cấp Phòng GD&ĐT khó nhất là khâu thanh, kiểm tra các trường triển khai thực hiện Thông tư này. Vậy để biết được các trường có thực hiện tốt, làm đúng và trúng theo hướng dẫn của Thông tư 30 hay không, Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà có những biện pháp nào để giải quyết bài toán này?

- Nhận định trên là đúng, các cấp quản lý kiểm soát khâu nhận xét, đánh giá học sinh của giáo viên theo tinh đúng thần của Thông tư 30 cũng gặp những khó khăn nhất định.

Ngoài những giải pháp đã triển khai ở trên, về phía Phòng GD&ĐT Lộc Hà đã tập trung vào một số công việc cụ thể như: Sử dụng tổ nghiệp vụ tiến hành kiểm tra đột xuất, thường kì tại các nhà trường tập trung vào việc dự giờ, thăm lớp, kiểm tra vở viết, vở bài tập, các hồ sơ liên quan; khảo sát chất lượng học sinh để có sự so sánh với kết quả nhận xét, đánh giá học sinh của giáo viên.

Chúng tôi cũng tăng cường đến các trường nhằm trao đổi, phỏng vấn học sinh về một số nội dung liên quan nên dễ nắm bắt tình hình. Đồng thời nắm bắt các thông tin qua phụ huynh, BGH các nhà trường…

"Chỉ đạo CBGV tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với việc đánh giá, tránh tình trạng dạy học một đàng, đánh giá một nẻo. Chỉ đạo, hướng dẫn các trường thống nhất cách thực hiện ghi chép các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng tinh thần của Thông tư 30".                                                                                          Ông Lê Trọng Châu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.