Sáng1/3, Sở GD&ĐT An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá việc thực hiện xây dựng mô hình trường Tiểu học đổi mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh đối với công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Ông Nguyễn Quốc Khanh – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang đến dự và chủ trì Hội nghị.
Ông Nguyễn Quốc Khanh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang phát biểu khai mạc hội nghị. |
Từ năm học 2022 – 2023, Sở GD&GD An Giang triển khai xây dựng các mô hình trường tiểu học đổi mới gồm: Mô hình "Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học”; mô hình “Xây dựng thư viện thân thiện trong trường tiểu học”; mô hình “Giáo dục nhà trường gắn liền với hoạt động lao động và sản xuất”; mô hình “Dạy học Mỹ thuật theo phương pháp mới trong trường tiểu học”; mô hình "Xã hội hóa dạy kỹ năng bơi và phòng, chống đuối nước cho học sinh tiểu học” và mô hình “Tăng cường dạy Tiếng Anh trong trường tiểu học”.
Đại biểu tham dự hội nghị. |
Theo đó, mỗi huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chọn 2 trường tiểu học điển hình có đủ điều kiện về đội ngũ và cơ sở vật chất triển khai thực hiện các mô hình trên.
Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 132 trường tiểu học tham gia xây dựng các mô hình đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Khanh – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang, cho biết: Năm học 2022 – 2023, An Giang xây dựng thí điểm 132 đơn vị điển hình về các mô hình đổi mới ở cấp tiểu học. Có 6 mô hình, mỗi mô hình chọn 22 trường tiểu học có điều kiện trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện.
Sau hơn một năm thực hiện, Sở GD&ĐT đã có nhiều giải pháp chuyên môn hỗ trợ, tư vấn duy trì và phát triển như: Tổ chức hội thảo chuyên đề các mô hình tại các trường thí điểm gắn với hoạt động của Hội đồng cốt cán các bộ môn.
Đại biểu chia sẻ các tham luận tại hội nghị. |
Qua xây dựng và thực hiện các mô hình đã làm thay đổi tư duy đổi mới của CBQL, GV về phương pháp giảng dạy và hình thức tổ chức dạy học, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội thực hành, yêu thích và đam mê học tập.
Đây là điểm mấu chốt rất quan trọng của việc chúng ta làm, gắn với việc đổi mới Chương trình GDPT 2018.
Các đại biểu chia sẻ, trao đổi cách làm hay, hiệu quả trong thực hiện các mô hình đổi mới. |
Tại hội nghị, đại diện các đơn vị chia sẻ các tham luận về cách làm hay, hiệu quả để duy trì và nhân rộng các mô hình trong trường tiểu học vào những năm học tới.
Việc xây dựng các mô hình đổi mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh đối với cấp tiểu học đáp ứng mục tiêu đổi mới Chương trình GDPT 2018.
Qua đó, đã giới thiệu một số mô hình đến các đơn vị lựa chọn triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện của nhà trường trên địa bàn tỉnh.