Đạn Uranium nghèo có thể gây thảm họa tương đương vụ nổ Hiroshima?

GD&TĐ - Đạn Uranium nghèo được sử dụng trên chiến trường Ukraine từ cả hai phía sẽ mang tới hậu quả thảm khốc.

Đạn Uranium nghèo có thể gây thảm họa tương đương vụ nổ Hiroshima?

Việc sử dụng các đầu đạn Uranium nghèo mà Vương quốc Anh sẽ cung cấp cho Ukraine sẽ gây ra hậu quả thảm khốc tương tự như những gì mà cư dân sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima đã trải qua, ấn phẩm Military Watch (MW) cho biết.

Theo tờ MW, Anh đang tạo tiền lệ để Hoa Kỳ và Đức cung cấp cho Ukraine đạn xuyên giáp làm từ Uranium nghèo, nhằm đáp trả việc Nga trang bị cho xe tăng T-90M Proryv đạn 3BM-60 Svinets-2 tương tự. Gần như theo cùng một kế hoạch, người Anh đã "đẩy mạnh" việc cung cấp xe tăng của họ cho Kyiv.

Uranium nghèo là một trong những nguyên tố nặng nhất trên hành tinh, nó được sử dụng rộng rãi trong các loại đạn chống tăng của phương Tây để mang lại sức xuyên phá lớn hơn. Một ví dụ là đạn xuyên động năng M829 với đuôi ổn định, được thiết kế cho M1 Abrams và Leopard 2.

Tờ báo viết: “Khi những quả đạn như vậy được sử dụng, các hạt phóng xạ có độc tính cao được giải phóng vào không khí, chúng lan truyền trong khoảng cách hơn 40 km dưới dạng bụi và có chu kỳ bán rã hơn 4 tỷ năm".

Các cuộc thảo luận về khả năng chuyển giao đạn Uranium nghèo cho Ukraine đã diễn ra trong một thời gian dài.

Ngay từ ngày 25/1/2023, người đứng đầu phái đoàn Nga tại cuộc đàm phán Vienna về an ninh quân sự và kiểm soát vũ khí - ông Konstantin Gavrilov đã nói rằng loại đạn đó gây ô nhiễm khu vực, giống như trường hợp ở Nam Tư và Iraq. Việc cung cấp loại đạn pháo này cho Kiev sẽ bị coi là sử dụng "bom hạt nhân bẩn" chống lại Nga, với mọi hậu quả sau đó.

Đạn Uranium nghèo sẽ được sử dụng trên xe tăng Challenger II mà Anh viện trợ Ukraine.

Đạn Uranium nghèo sẽ được sử dụng trên xe tăng Challenger II mà Anh viện trợ Ukraine.

Tác dụng phụ thảm khốc của việc sử dụng đạn Uranium nghèo đã được nhìn thấy trong Chiến tranh vùng Vịnh. Chỉ huy Quân đội Anh - Tướng Robert Green, đã báo cáo về sự gia tăng về những căn bệnh không rõ nguyên nhân như ung thư, sự ra đời của những đứa trẻ bị đột biến gen gần khu vực chiến sự. Kết luận tương tự được đưa ra trong một báo cáo bí mật của Liên Hợp Quốc vào tháng 5/1999.

Trong cuộc chiến lần hai ở Iraq, thành phố Fallujah đã bị tấn công đặc biệt nặng nề bằng đạn Uranium nghèo. Giáo sư Chris Busby, dựa trên một nghiên cứu với 4,8 nghìn cư dân của thành phố ghi nhận sự phát triển nhanh chóng của bệnh ung thư.

Tiếp theo, 11 chuyên gia đã kết luận sau khi nghiên cứu thêm, rằng những tác động lên người dân Fallujah có thể so sánh với cư dân Hiroshima khi tiếp xúc với bức xạ ion hóa từ quả bom nguyên tử và uranium trong vụ nổ.

Bên cạnh đó, cũng lưu ý rằng đạn Uranium nghèo có tác động tương tự đối với người dân Nam Tư, nơi bị lực lượng NATO ném bom vào năm 1999.

Theo Military Watch

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Việc tham gia các giải chạy hoặc tập các môn thể thao cần phải phù hợp với sức khỏe, độ tuổi và tính chất công việc. Ảnh: H.Y

Hiểm họa từ tập thể dục quá sức

GD&TĐ - Hoạt động thể dục có rất nhiều lợi ích, nhưng nếu tập quá sức có thể khiến cơ thể đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm, thậm chí tử vong.