Dân Trung Quốc xếp hàng 5 km đào đông trùng hạ thảo

Người dân vùng Tây Tạng chấp nhận xếp hàng chờ đợi nhiều giờ để được phép vào khu vực khai thác đông trùng hạ thảo.

Ôtô xếp hàng dài chờ bên ngoài điểm khai thác đông trùng hạ thảo.
Ôtô xếp hàng dài chờ bên ngoài điểm khai thác đông trùng hạ thảo.

Giữa tháng 5 tới giữa tháng 7 là mùa khai thác đông trùng hạ thảo ở cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, tỉnh Thanh Hải, nơi cung cấp 60% sản lượng loài nấm quý này ở Trung Quốc. Từ sáng sớm ngày 15/5, người dân tộc Tạng đã có mặt tại điểm khai thác Tô Lỗ xếp hàng lấy số.

Đoàn xe chở các gia đình dân tộc Tạng xếp hàng dài 5 km ngoài khu vực cấp phép ở độ cao 4.480 mét trên mực nước biển. Chính quyền Trung Quốc cấm người Hán, chỉ cho phép người dân tộc Tạng vào khu khai thác đông trùng hạ thảo, như một phần chính sách ưu tiên cho người thiểu số khu vực này.

dan-trung-quoc-xep-hang-5-km-dao-dong-trung-ha-thao-1

Phụ nữ dân tộc Tạng chăm chú quan sát, tìm đông trùng hạ thảo

Thôn Tô Lỗ là nơi có nguồn tài nguyên đông trùng hạ thảo dồi dào. Loài nấm này chỉ sinh trưởng ở môi trường tự nhiên có điều kiệu khí hậu khắc nghiệt, không thể nuôi trồng nhân tạo. Hàng năm, tới mùa khai thác, có khoảng hơn 10.000 người tới đào đất tìm loài nấm quý này.

"Gia đình tôi sống nhờ khai thác trùng thảo, hôm nay tôi đưa vợ và con gái lớn cùng đến", một nông dân 42 tuổi cho biết.

Mỗi gốc nấm tươi bằng quả ớt khô có giá thu mua khoảng 30-40 tệ (5-7 USD). Giá đông trùng hạ thảo dao động tùy chất lượng và tùy năm, khoảng 30.000 - 50.000 USD/kg. Ngoài tiền bán nấm, người dân còn được trả phí đền bù khai thác tài nguyên 1.200 tệ (175 USD). Khai thác đông trùng hạ thảo và chăn nuôi gia súc là nghề chính của người dân vùng này.

dan-trung-quoc-xep-hang-5-km-dao-dong-trung-ha-thao-2

Trẻ em cũng tham gia khai thác đông trùng hạ thảo phụ giúp gia đình.

Theo Earth Touch News, về mặt thuật ngữ, đông trùng hạ thảo nghĩa là "cỏ mùa hè, sâu mùa đông". Trung Quốc thường rút ngắn tên gọi này thành "trùng thảo".

Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo thực chất là loài nấm Ophiocordyceps sinensis sống ký sinh trên thân sâu bướm thuộc chi bướm ma Thitarodes.

Loại nấm sâu bướm O. sinensis sống trên những cánh đồng cỏ thuộc trung tâm châu Á. Phạm vi phân bố của nó ở độ cao trên 3.000 m, chủ yếu ở vùng cao nguyên Tây Tạng.

Nấm O. sinensis xâm nhập cơ thể sâu bướm khi ấu trùng lột xác vào thời điểm nóng nhất của mùa hè. Nó ăn mô của vật chủ, khiến ấu trùng thường chết sau vài tuần nằm dưới mặt đất khoảng 2-5 cm.

Lớp vỏ bọc bên ngoài của sâu bướm vẫn nguyên vẹn, nhưng cơ thể của nó giống như một xác ướp. Khi mùa xuân đến, nấm phát triển quả thể (fruiting body) mọc ra khỏi đầu vật chủ ký sinh và nhô lên khỏi mặt đất. Toàn bộ xác sâu bướm dưới lòng đất và quả thể nấm phía trên gọi là đông trùng hạ thảo.

Theo VnExpress/China News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

GD&TĐ - Lionel Messi có thể lần đầu chơi bóng tại Ngoại hạng Anh trong nỗ lực cùng tuyển Argentina chuẩn bị cho hành trình bảo vệ ngôi vô địch World Cup.