Đắk Lắk: Đột phá với giáo dục mũi nhọn

GD&TĐ - Đầu tư có trọng điểm, chất lượng cùng sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhà giáo trong việc đổi mới giáo dục, công tác phát hiện và bồi dưỡng “nhân tài”… nên trong những năm qua giáo dục mũi nhọn tỉnh Đắk Lắk gặt hái nhiều thành tựu. Đến nay, dù còn không ít khó khăn song giáo dục mũi nhọn Đắk Lắk đã vươn lên và nằm trong top dẫn đầu các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên. 

Đắk Lắk: Đột phá với giáo dục mũi nhọn

Đột phá về số lượng và chất lượng

Theo thống kê kết quả học sinh giỏi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT, 3 năm gần đây thành tích học sinh giỏi THPT quốc gia của tỉnh Đắk Lắk xếp hạng đáng tự hào trong số 63 tỉnh, thành của cả nước. So với 10 tỉnh trong khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, thành tích học sinh giỏi của tỉnh Đắk Lắk luôn giữ vững ở những vị trí top đầu.

Kết quả theo dõi qua các năm cho thấy có sự thay đổi số lượng, chất lượng theo chiều hướng tiến bộ. Năm học 2015 – 2016, toàn tỉnh có 23 HS giỏi quốc gia với 4 giải Nhì, 5 giải Ba, 14 giải Khuyến khích thì năm học tiếp theo đã vươn lên với 25 HS giỏi quốc gia với 3 giải Nhì 10 giải Ba, 12 giải Khuyến khích. Đặc biệt, năm học 2017 - 2018 kết quả thi HS giỏi quốc gia đã có bước tiến vượt bậc với tổng số 31 giải (trong đó có 1 giải Nhất; 10 giải Nhì; 8 giải Ba và 12 giải Khuyến khích). So với nhiều năm trước đây của ngành Giáo dục Đắk Lắk thì thành tích này vượt trội với số lượng học sinh đạt giải Nhất. Và so với 10 tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk xếp vị trí thứ nhất kể cả về số lượng và chất lượng giải.

Không chỉ có bước tiến vượt bậc trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia, học sinh Đắk Lắk còn đạt được những thành tích đáng kể với cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia.

Qua 6 lần tham gia, số lượng và chất lượng giải được cải thiện đáng kể sau từng năm. Năm học vừa qua, học sinh Đắk Lắk tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia với 6 dự án thì đạt được 4 giải, tỷ lệ chung toàn quốc là 50% dự án thi đạt giải. Điều đáng ghi nhận hơn trong số đó có 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 2 giải Khuyến khích. Đây là lần đầu tiên, tỉnh Đắk Lắk đạt được giải Nhì tại cuộc thi này và xếp vị trí thứ 10/31 đoàn tham gia dự thi ở khu vực phía Nam. Đáng tự hào hơn, các dự án được Hội đồng giám khảo cấp tỉnh chọn tham gia dự thi cấp quốc gia đều là HS ở các trường tuyến huyện.

Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa

Để có những mùa bội thu

Trao đổi về những thành quả và những giải pháp để giáo dục mũi nhọn đạt thành quả cao, ông Phạm Đăng Khoa – Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk cho biết: Ngành Giáo dục đã thực hiện đổi mới trong công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi. Mục tiêu hướng tới nâng cao chất lượng giải, phấn đấu có HS tham gia trong các kỳ thi học sinh giỏi khu vực và quốc tế trong những năm học tới. Sở GD&ĐT đã chỉ đạo đổi mới hình thức và nội dung kỳ thi tuyển chọn HS giỏi để phát hiện được những HS có năng lực vào đội tuyển HS giỏi THPT quốc gia.

Mặt khác, công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng được chú trọng. Trong các đợt bồi dưỡng tập trung, ngoài lực lượng nòng cốt của mình, Trường THPT chuyên Nguyễn Du đã mời những thầy giáo, cô giáo có thành tích và kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HS giỏi trong và ngoài tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi để HS được học tập và tiếp xúc với các chuyên gia đầu ngành đến từ các trường ĐH, các viện nghiên cứu và trường chuyên uy tín khác.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo Trường Chuyên Nguyễn Du thực hiện liên kết, phối hợp với một số trường THPT chuyên trong khu vực và cả nước tổ chức giao lưu, học tập kinh nghệm, chia sẻ thông tin, tư liệu và mời các lớp bồi dưỡng liên kết với các trường THPT chuyên khác. Qua các đợt giao lưu liên kết đã góp phần nâng cao chất lượng đội tuyển, đặc biệt là cơ hội tốt để giúp các thầy cô Trường THPT chuyên Nguyễn Du và các thầy cô giáo tham gia ôn luyện cho đội tuyển có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn và nguồn học liệu để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong thời gian tới.

Để tạo ra thành tích trong các cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia, Sở GD&ĐT cũng phát động cuộc thi khoa học kĩ thuật đến các cấp và chủ động mời các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ các trường ĐH để tổ chức tập huấn, hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ để phát triển ý tưởng khoa học giúp HS và giáo viên thực hiện các dự án có hiệu quả cao nhất. Công tác xã hội hóa cũng được Sở GD&ĐT chú trọng thực hiện, đã huy động được sự tham gia đầy tâm huyết của các tổ chức, cá nhân, đơn vị. Sự đồng hành này đã giúp HS có thêm điều kiện về kinh phí để hoàn thiện các dự án của mình và tự tin tham gia dự thi ở cấp quốc gia.

Để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng học sinh giỏi qua các kỳ thi HS giỏi cấp khu vực và quốc gia, ngành GD-ĐT Đắk Lắk đang thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp.

Trước tiên, xây dựng kế hoạch chiến lược về giáo dục mũi nhọn theo từng giai đoạn, thời kỳ, năm học, trong đó chú trọng đổi mới công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HS giỏi, thực hiện tốt công tác tạo nguồn HS giỏi trong các nhà trường.

Cùng đó, tăng cường hoạt động giáo dục thể chất, thể thao trường học, hoạt động kĩ năng sống, giáo dục trải nghiệm… Đặc biệt, quan tâm tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, có chính sách tuyển dụng các sinh viên giỏi từ các trường ĐHSP và các trường THPT…

Tăng cường công tác liên kết với các trường có truyền thống trong khu vực và cả nước để giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa GV, HS; tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia đầu ngành để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HS giỏi…

Tăng cường công tác xã hội hóa trong bồi dưỡng HS giỏi, nghiên cứu khoa học trong nhà trường và tổ chức các cuộc thi khoa học kĩ thuật các cấp. Củng cố và nâng cao cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, hạ tầng ICT đáp ứng đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học, nâng cao hơn nữa chất lượng các đội tuyển đạt kết quả ngày một cao hơn…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.