Đại sứ quán Mỹ cung cấp thông tin về táo Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam

GD&TĐ - Hôm nay (22/1), Đại sứ quán Mỹ cho biết hơn 98% trong tổng số táo Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam đến từ tiểu bang Washington. 

Đại sứ quán Mỹ cung cấp thông tin về táo Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam

Các nguồn cung cấp khác cho thị trường Việt Nam bao gồm các nhà sản xuất ở các tiểu bang California, New York, and Oregon.

 

Ngày 6/1/2015, công ty Bidart Brothers tại thành phố Bakersfield, California đã tự nguyện thu hồi táo Granny Smith và Gala do kết quả kiểm tra môi trường tại một cơ sở đóng gói của công ty cho thấy có sự nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes.

 

Các công ty sản xuất táo khác của Mỹ, bao gồm cả những công ty trồng táo ở tiểu bang Washington, không nằm trong chương trình thu hồi táo của Bidart Brothers.

 

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cùng với Các Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Dịch bệnh (CDC), các nhà chức trách tiểu bang và địa phương đang tiến hành điều tra dịch listeriosis (do vi khuẩn Listeria monocytogenes gây ra) có liên quan tới táo bọc caramel đã được sản xuất và đóng gói để bán. Việc điều tra vẫn đang được tiến hành, và cho đến nay chưa có trường hợp bị bệnh nào liên quan tới táo tươi. 

 

Đối với loại táo bọc caramel, Cơ quan An toàn Thực phẩm (VFA) thuộc Bộ Y tế Việt Nam đã thông báo là từ năm 2012 đến nay, không có hồ sơ nào ghi nhận việc cấp đăng kí nhập khẩu cho những loại sản phẩm này.

Đại sứ quán Mỹ đã liên hệ với VFA và các cơ quan có liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để cập nhật thông tin.
 
Ngoài công ty Bidart Brothers, ba công ty khác của Mỹ có sử dụng táo của Bidart Brothers đã tự nguyện thu hồi các sản phẩm táo bọc caramel do có khả năng nhiễm Listeria monocytogenes. Ba công ty đó là: Lochirco Fruit & Produce, Inc. (Happy Apple Company), ở Missouri; California Snack Foods, ở California; và Sugar Daddy LTD (Merb’s Candies), ở Missouri.
 
FDA đã thông báo với tất cả các đối tác thương mại đã mua lại táo của Bidart Brothers nhằm đảm bảo cung cấp những thông tin chính xác cho tất cả mọi người tiêu dùng và các nhà quản lý nước ngoài nhằm giúp tránh việc tiêu thụ những sản phẩm được thu hồi do các công ty nêu trên sản xuất.  

Các nước đó là: Canađa, Hồng Kông, Ấn Độ, Inđônêxia, Malayxia, Philippin, Sri Lanka, Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.