Mặc dù ông Tập khẳng định “sự thật pháp lý rằng eo biển Đài Loan thuộc về một Trung Quốc và không thể bị bất kỳ ai, bất kỳ lực lượng nào thay đổi” nhưng lời nói của ông thể hiện một sự hòa giải khi kêu gọi thảo luận và tăng cường hợp tác kinh tế.
Tuy nhiên, điều này không làm thay đổi được bà Tsai. “Đa số người Đài Loan đều cứng rắn phản đối khái niệm một nhà nước, hai hệ thống. Đó là sự đồng thuận của Đài Loan” – bà nói trên tờ Taipei Times.
Đã có nhiều xích mích xuất phát từ ý tưởng “đồng thuận” trong các vấn đề Đài Loan – Trung Quốc. Chính quyền của bà Tsai đã tạo ra một xu hướng trong nhiều thập kỷ là từ chối phê chuẩn cái gọi là “Đồng thuận 1992” – một thỏa thuận giữa Trung Quốc và Đảng Quốc dân Trung Hoa (Đài Loan) cho rằng có “một Trung Quốc” kéo dài qua eo biển Đài Loan, mặc dù cả 2 bên đều có ý kiến riêng của mình về cách quản lý nó. Bà Tsai là một thành viên của Đảng Tiến bộ dân chủ.
Bà Tsai cũng phản đối ông Tập về việc mời các đảng chính trị, các nhóm, các cá nhân ở Đài Loan thảo luận các vấn đề xuyên eo biển. Bà cho rằng các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Đài Loan phải được thực hiện giữa chính phủ với chính phủ như hai nước bình đẳng. Trung Quốc phải công nhận sự tồn tại của Đài Loan và đàm phán với chính phủ của Đài Loan, đồng thời tôn trọng nền dân chủ mà người dân của họ đã tạo ra – bà Tsai nói.