Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII

GD&TĐ - Ngày 13/11, tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức họp báo về việc tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2017-2022) - diễn ra vào ngày 21 – 22/11/2017 tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt – Xô, Hà Nội.

Quang cảnh buổi họp báo
Quang cảnh buổi họp báo

Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại hội có sự tham dự của 1.250 đại biểu là Chư tôn đức Hòa thượng thành viên Hội đồng Chứng minh; Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ thành viên Hội đồng trị sự - Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đại biểu các Ban, Viện trực thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành trong cả nước; đại biểu tăng ni, phật tử Việt Nam ở hải ngoại.

Với Chủ đề “Trí tuệ - Kỷ cương – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII là sự kiện quan trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ: Tổng kết công tác phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VII; Thảo luận chương trình hoạt động phật sự nhiệm kỳ VIII; Thông qua sửa đổi Hiến chương lần thứ VI; Suy tôn thành viên Hội đồng Chứng minh, Suy cử Hội đồng Trị sự Nhiệm kỳ VIII và một số phật sự quan trọng khác.

Trong khuôn khổ Đại hội, các đại biểu sẽ thảo luận nhằm thực hiện thành công 9 mục tiêu, chương trình tổng quát đề ra trong nhiệm kì VIII: Phát huy trí tuệ tập thể, giữ gìn kỷ cương, giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hoà hợp trong xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh tỏng hội nhập quốc tế, kiên định lí tưởng: Đạo pháp – Dân tộc – CNXH; Mở rộng hoạt động đối ngoại đa phương theo định hướng ngoại giao văn hoá, ngoại giao nhân dân; Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các hoạt động phật sự, quản lý tự viện, sinh hoạt của tăng, ni theo đúng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật Nhà nước…

Trong nhiệm kỳ VII (2012-2017), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phật sự quan trọng: hoàn thành việc thành lập tổ chức Giáo hội hoạt động tại 63/63 tỉnh, thành phó trong cả nước; khánh thành quần thể chùa tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa; tiếp tục cử chư tăng ra trụ trì các chùa tại cá đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn; cử nhiều đoàn gồm Chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội và tăng ni, phật tử ra thăm quân và dân ta ở quần đảo Trường Sa; khánh thành chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc (2014), chùa Trúc Lâm Tà Lùng (2015) tại tỉnh Cao Bằng, chùa Tân Thanh tỉnh Lạng Sơn, đền chùa sông Bắc Luân, Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh… được coi như những cột mốc tâm linh quốc gia; chăm lo an sinh cho cộng đồng đạt hơn 6.000 tỉ đồng…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.